Mục lục [Ẩn]
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên toàn cầu, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Thống kê cho thấy, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của 3,2 triệu người mỗi năm. Một trong những yếu tố hàng đầu gây ra thực trạng này đó là sự xuất hiện sớm của các biến chứng nguy hiểm. Vậy biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu? Biện pháp nào giúp phòng ngừa hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu?
Các biến chứng COPD thường gặp
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, được đặc trưng bởi sự hạn chế thông khí ở phổi do tình trạng viêm và hẹp ống dẫn khí. Người bệnh thường có các triệu chứng khó thở, ho khạc đờm, mệt mỏi kéo dài dai dẳng.
Bệnh COPD rất nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao, chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn. Bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Cụ thể, các biến chứng COPD thường gặp bao gồm:
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người bệnh COPD, có thể gây suy hô hấp nặng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng này xảy ra do tình trạng tắc nghẽn đường thở lâu ngày khiến lượng khí hít vào phế nang không được thở ra hết, tích tụ ngày càng nhiều làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi và vỡ, khiến không khí bị tràn vào khoang màng phổi.
Tăng áp lực động mạch phổi
Các mao mạch phổi bị chèn ép do phế nang giãn nhiều, kết hợp với tình trạng thiếu oxy thường xuyên do đường thở bị tắc nghẽn khiến cho các tiểu động mạch bị co thắt sẽ làm tăng áp lực động mạch phổi. Biến chứng này làm cho bệnh nhân bị khó thở nhiều hơn và bệnh COPD tiến triển trầm trọng hơn.
Suy tim phải
Tâm thất phải của tim có nhiệm vụ bơm máu vào động mạch phổi để mang máu đến phổi. Ở bệnh nhân COPD, cơ thể thiếu oxy trong thời gian dài kèm theo biến chứng tăng áp lực động mạch phổi khiến gánh nặng cho thất phải tăng lên sẽ dẫn tới suy tim phải (tâm phế mạn).
Khi đó, các triệu chứng COPD nặng hơn (khó thở tăng lên, người mệt, ho nhiều, có thể ho ra máu, đờm màu vàng...), kèm theo các dấu hiệu của suy tim phải như: Gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chi dưới,... sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều, rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân.
Suy tim phải là biến chứng thường gặp ở người bệnh COPD
Đa hồng cầu
Ở các bệnh nhân COPD, đường thở bị tắc nghẽn khiến cơ thể bị thiếu oxy liên tục. Điều này làm cho số lượng hồng cầu phải tăng lên quá cao, dẫn đến nguy cơ tắc mạch và huyết khối rất nguy hiểm.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, làm giảm thời lượng và cả chất lượng sống của người bệnh. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, ho kéo dài, ho ra máu, sụt cân… và đau đớn dữ dội khi ung thư phổi di căn sang các cơ quan khác…
Một số biến chứng khác
Ngoài những biến chứng phổ biến kể trên, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính còn có thể gặp một số biến chứng khác như: Trào ngược dạ dày - thực quản, loãng xương, biến chứng thần kinh (đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê…)
Qua đây, chúng ta nhận thấy rằng, các biến chứng COPD rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Thực tế cho thấy, có nhiều người bệnh COPD gặp các biến chứng từ rất sớm, nhưng cũng có những trường hợp chưa gặp biến chứng nào dù đã mắc bệnh lâu năm. Vậy biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.
Biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu?
Nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là do phổi bị nhiễm độc bởi các chất độc hại từ môi trường bên ngoài trong thời gian dài. Chúng tấn công và tiến sâu vào phổi, bám lại trong phổi, gây nhiễm độc và tổn thương phổi, đồng thời làm khả năng tự phòng vệ của phổi bị giảm sút, lâu dần dẫn tới bệnh COPD.
Điểm đáng chú ý là khi đã mắc bệnh COPD, nhiễm độc phổi sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, các tác nhân gây nhiễm độc phổi chính là yếu tố khiến các biến chứng COPD xuất hiện sớm, cụ thể đó là:
- Khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất độc hại. Khi bạn hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc trong không khí, chúng sẽ tấn công phổi, gây nhiễm độc và tổn thương phổi, làm tê liệt hệ thống lông chuyển, ức chế các đại thực bào phế nang, phá hủy mô và tăng hình thành sẹo, tăng tiết đờm nhầy…; từ đó làm tăng nguy cơ gặp biến chứng COPD.
Khói thuốc lá gây nhiễm độc phổi, tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng COPD
- Không khí ô nhiễm: Việc tiếp xúc thường xuyên với rất nhiều chất độc hại trong môi trường ô nhiễm như: Bụi đường, bụi mịn, khí thải từ các phương tiện giao thông, khí độc, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn, virus… sẽ khiến phổi của người bệnh COPD bị nhiễm độc nghiêm trọng. Điều đó làm cho bệnh nhân dễ gặp các biến chứng COPD hơn.
- Môi trường làm việc độc hại: Các môi trường làm việc như mỏ khai thác và khu vực chế biến than, đá quặng; công trường xây dựng; nhà máy công nghiệp; xưởng dệt may… chứa nhiều chất độc cho phổi như các loại bụi nghề nghiệp (bụi silic, bụi than, bụi amiang, bụi bông, bụi sơn…) hoặc nhiều chất khí độc hại. Do vậy, những người làm việc trong các môi trường này sẽ dễ bị nhiễm độc phổi, làm tăng nguy cơ gặp biến chứng COPD.
Bụi từ công trường xây dựng là tác nhân gây nhiễm độc phổi
Bên cạnh đó, việc không tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, tự ý tăng/giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc cũng là yếu tố khiến các biến chứng COPD xuất hiện sớm hơn.
Chính vì thế, để cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách toàn diện, ngăn ngừa biến chứng COPD, chúng ta cần kết hợp đồng thời các biện pháp: Tuân thủ điều trị của bác sĩ, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới, đồng thời giải độc phổi hiệu quả.
Biện pháp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới cho người bệnh COPD
Để bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới từ môi trường bên ngoài, người bệnh COPD cần áp dụng đồng thời các biện pháp dưới đây:
- Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá.
- Kiểm tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Nếu chất lượng không khí quá tệ, người bệnh nên tránh ra ngoài nếu có thể. Những ngày như vậy, bệnh nhân cũng không nên tập luyện thể dục ngoài trời.
- Đeo khẩu trang khi ra đường.
- Sử dụng đồ bảo hộ đúng quy định khi phải làm việc tại các công trường, mỏ than hay các công việc có tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, dùng máy lọc không khí trong nhà để giữ không khí ở chất lượng tốt nhất có thể.
- Trồng thêm cây xanh quanh nhà để cải thiện chất lượng không khí.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, không đốt rác thải, không sử dụng than tổ ong, bếp củi...
Người bệnh COPD nên đeo khẩu trang khi ra đường
Giải độc phổi cho người bệnh COPD bằng cách nào?
Để giải độc phổi, người bệnh COPD cần được tác động đồng thời: Vừa bảo vệ tế bào phổi trước các độc tố đã tích tụ trong phổi, vừa loại bỏ các chất độc đó ra khỏi phổi, đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.
Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giúp giải độc phổi hiệu quả, đó là:
- Baicalin trong hoàng cầm: Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Baicalin trong Hoàng cầm rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại...).
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh
- Xuyên tâm liên, lá oliu: Hai loại thảo dược này giúp bảo vệ tế bào trước các các chất độc hại nhờ tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh mẽ.
- Cam thảo Italia: Thảo dược này rất hiệu quả trong việc giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, làm sạch phổi.
Các thảo dược trên hiện đã được kết hợp theo tỷ lệ thích hợp, được tối ưu hóa tác dụng bằng công nghệ siêu nano microfluidizer trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ.
Sản phẩm BoniDetox của Mỹ
BoniDetox - Bí quyết vàng giúp giải độc phổi cho người bệnh COPD
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược tự nhiên như: Xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia và baicalin (trong hoàng cầm), giúp giải độc phổi hiệu quả, nghĩa là đã tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
Không chỉ vậy, tác dụng vượt trội của BoniDetox còn được tạo nên bởi các thành phần sau:
- Thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới: Cúc tây và xuyên bối mẫu. Hai thảo dược này giúp phục hồi khả năng tự bảo vệ của phổi nhờ kích hoạt lại hệ thống lông chuyển và tăng cường chức năng của các đại thực bào phế nang (đây là hai thành phần quan trọng trong hệ thống tự phòng thủ của phổi).
Thảo dược giúp giảm các triệu chứng của bệnh COPD
- Thảo dược giúp giảm các triệu chứng của bệnh COPD: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh. Các thảo dược này khi kết hợp với nhau sẽ mang lại tác dụng giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
- Thành phần giúp phòng ngừa ung thư phổi: Fucoidan. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả cho người bệnh COPD.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Các thành phần của BoniDetox hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho người bệnh.
Đặc biệt, hiệu quả của BoniDetox còn được tối ưu hóa bởi công nghệ bào chế hiện đại là công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần thảo dược trong BoniDetox có kích thước nano (dưới 70nm). Nhờ vậy, khi uống, các thành phần của BoniDetox được hấp thu tối đa, sinh khả dụng có thể lên đến 100%, hiệu quả thu được là cao nhất.
Nhờ đó, BoniDetox chính là lựa chọn tối ưu, giúp cải thiện toàn diện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, vừa giúp giảm các triệu chứng đờm, ho, khó thở, vừa giúp phòng ngừa biến chứng COPD hiệu quả.
BoniDetox cho hiệu quả vượt trội nhờ cơ chế toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại
BoniDetox - Bí quyết sống vui khỏe của hàng ngàn bệnh nhân COPD
Được phân phối rộng rãi tại Việt Nam, sản phẩm BoniDetox đã đến được với hàng ngàn người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, giúp họ lấy lại cuộc sống vui khỏe mỗi ngày:
Bác Nguyễn Duy Tuyên (78 tuổi), ở số 148 phố Trung Phụng, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0912.175.893
Chia sẻ của bác Tuyên về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của mình
“Bác bị COPD tính đến nay đã hơn 20 năm rồi. Bác thường hay ho nặng, ho thốc lên để khạc đờm ra nhưng vẫn rất khó khăn. Từ những năm 2000 trở đi, một năm bác có thể phải đi cấp cứu 2 lần không thở được, người cứ ngất lịm đi. Mỗi lần như vậy, bác phải nằm điều trị ở bệnh viện nửa tháng, vừa uống thuốc tây vừa chạy khí dung, thở bình oxy mà bệnh cũng chỉ đỡ được lúc đó, ra viện thì bị lại ngay, khổ sở vô cùng.”
“Tình cờ, bác được biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ nên mua về dùng thử với liều 4 viên/ngày. Khi sử dụng hết lọ đầu tiên, bác thấy cơn ho ngớt hẳn, khạc đờm dễ hơn rất nhiều. Sau 2 tháng dùng BoniDetox đều đặn, bác hết hẳn ho đờm, đường thở thông thoáng, ngực không còn cảm giác bị gò bó, bác hít vào thở ra nhẹ nhàng. Cũng đã lâu lắm rồi, bác không phải nhập viện cấp cứu nữa. Vì thế, bác rất tin tưởng BoniDetox và vẫn duy trì sử dụng mỗi ngày để ngăn ngừa các biến chứng COPD.
Bác Tạ Ngọc Thuận (71 tuổi), ở thôn Đinh Xá 5, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, điện thoại: 0918297758.
Bác Tạ Ngọc Thuận (71 tuổi)
“Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khiến bác bị ho kéo dài, có đợt ho khủng khiếp, khạc đờm vàng đặc sánh đến sợ. Bác còn bị khó thở đến nỗi đi bộ thôi cũng mệt, tức ngực, thở gấp gáp. Dù đã dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê nhưng tình trạng bệnh của bác chẳng thuyên giảm là bao. Vì thế lúc nào bác cũng lo sợ gặp phải các biến chứng COPD nguy hiểm.”
“Thật may mắn vì bác được biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ nên mua về dùng thử với liều 4 viên mỗi ngày. Sau 1 tháng, bác thấy giảm ho, đờm loãng hơn trước, không còn màu vàng đặc quánh nữa mà đã trắng và trong rồi. Khi bác kiên trì dùng BoniDetox hết 5 tháng thì không còn đờm, ho nữa, tình trạng khó thở cũng giảm hơn trước nhiều, bác leo được cả cầu thang cơ mà. So với người khỏe mạnh bình thường, bác thấy mình đã đạt được khoảng 80-90% của họ rồi. Bác không mong gì hơn thế nữa.”
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc nắm được biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu, đồng thời biết thêm các biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả. Giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà người bệnh COPD không thể bỏ qua và BoniDetox sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Ho có đờm kéo dài không khỏi là bệnh gì? Phải làm sao để cải thiện?
- Dùng BoniDetox 1 tuần bệnh đã đỡ chưa?