Mục lục [Ẩn]
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể đe dọa đến tính mạng con người. Tuy rằng hiện nay đã có những phương pháp điều trị lao hiệu quả nhưng tỷ lệ tái phát của căn bệnh này là khá cao. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát? Nếu bạn cũng đang có thắc mắc giống vậy thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất nhé.
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát?
Các nguyên nhân khiến bệnh lao phổi tái phát
Bệnh lao phổi tái phát là tình trạng bệnh nhân nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi (hoàn thành phác đồ điều trị, xét nghiệm kiểm tra không còn vi khuẩn lao trong đờm), nhưng sau đó bị mắc lại.
Các nguyên nhân khiến bệnh lao phổi tái phát là:
Không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong đợt điều trị trước
Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn,...) nên quá trình điều trị cần phải phối hợp nhiều loại thuốc.
Đồng thời, các thuốc chống lao tác dụng hiệp đồng với nhau, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định nên người bệnh cần tuân thủ dùng đúng liều, đều đặn, đủ thời gian mới thu được hiệu quả tốt.
Việc người bệnh quên dùng thuốc, dùng không đủ liều lượng hoặc loại thuốc, tự ý ngưng dùng thuốc sẽ làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ khiến bệnh lao phổi tái phát.
Thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh (người nhiễm bệnh lao phổi)
Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị lao phổi, nếu người bệnh vẫn thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh (những người nhiễm bệnh lao phổi) thì nguy cơ bệnh lao phổi tái phát là rất lớn.
Bởi con đường lây lan của lao phổi là qua đường hô hấp. Những bệnh nhân đang nhiễm lao phổi khi ho, khạc đờm, hắt hơi,... sẽ phát tán vi khuẩn lao ra môi trường không khí. Khi đó, tất cả chúng ta, đặc biệt là người đã có tiền sử mắc bệnh lao phổi hít phải vi khuẩn đều có thể nhiễm lao.
Sức đề kháng của cơ thể suy giảm
Bệnh lao phổi có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nhưng không thể loại bỏ hết được vi khuẩn lao ra khỏi cơ thể mà chúng sẽ vẫn tồn tại ở trạng thái “ngủ”. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, hệ miễn dịch suy yếu thì vi khuẩn lao sẽ hoạt động trở lại khiến bệnh lao phổi tái phát.
Trong khi đó, vi khuẩn lao tấn công và gây tổn thương phổi nghiêm trọng. Vì vậy dù đã được điều trị khỏi thì chức năng phổi cũng bị suy giảm, hệ thống tự phòng thủ của phổi suy yếu. Nếu người bệnh không có biện pháp tăng cường sức đề kháng thì nguy cơ tái phát lao phổi là rất cao.
Sức đề kháng của cơ thể suy giảm khiến bệnh lao phổi tái phát
Dấu hiệu bệnh lao phổi tái phát
Chức năng phổi và hệ thống tự phòng thủ của phổi bị suy yếu sau đợt điều trị bệnh lao phổi khiến bệnh nhân có thể vẫn còn các triệu chứng ho, đờm, khó thở mặc dù các xét nghiệm cho thấy đã khỏi bệnh.
Nhưng người bệnh không được chủ quan nếu có các triệu chứng sau đây vì đó rất có thể là dấu hiệu bệnh lao phổi tái phát, cụ thể:
- Ho khạc đờm kéo dài, có thể kèm theo máu.
- Đau tức ngực, khó thở ở mức độ trầm trọng hơn.
- Sốt về chiều.
- Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân bất thường.
Khi lao phổi tái phát, người bệnh thường ho khạc đờm kéo dài
Khi nghi ngờ mình bị bệnh lao phổi tái phát, người bệnh cần đến bệnh viện sớm để được làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bởi bệnh lao phổi tái phát khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như: Tràn dịch, tràn khí màng phổi; lao thanh quản, rò thành ngực,... Nếu bệnh chuyển sang lao kháng thuốc thì khả năng chữa khỏi vô cùng thấp.
Chính vì thế, phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân.
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát?
Để phòng ngừa bệnh lao phổi tái phát hiệu quả, người bệnh cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây:
Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ trong đợt điều trị bệnh lao phổi
Để giảm thiểu nguy cơ bệnh lao phổi tái phát, trong đợt điều trị bệnh lao phổi, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đều đặn, đúng liều, đủ thời gian cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh.
Người bệnh lao phổi cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người bị bệnh lao phổi
Người đã điều trị khỏi lao phổi vẫn cần chủ động hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh lao phổi. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc (ví dụ như phải chăm sóc người thân bị bệnh) hoặc thường xuyên phải đến chỗ đông người thì người bệnh cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là lá phổi
Áp dụng các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà người bệnh cần làm, cụ thể:
+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
+ Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: Đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tránh stress; không hút thuốc lá; tránh sử dụng rượu bia và các đồ uống chứa chất kích thích (trà, cà phê,...).
+ Bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây độc cho hệ hô hấp: Khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hóa chất độc hại,...
+ Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương như BoniDetox của Mỹ.
Sản phẩm BoniDetox của Mỹ
BoniDetox - Giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, giảm thiểu nguy cơ bệnh lao phổi tái phát
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, từ đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh lao phổi tái phát.
Cụ thể, thành phần toàn diện của BoniDetox gồm có:
- Nhóm thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi:
+ Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản: Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh Fucoidan có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, kích hoạt hệ thống phòng thủ của phổi hiệu quả.
+ Cúc tây và xuyên bối mẫu: Hai thảo dược này giúp phục hồi khả năng tự bảo vệ của phổi nhờ kích hoạt lại hệ thống lông chuyển và tăng cường chức năng của các đại thực bào phế nang (đây là hai thành phần quan trọng trong hệ thống tự phòng thủ của phổi).
Sự phối hợp của Fucoidan, cúc tây và xuyên bối mẫu trong BoniDetox giúp người dùng tăng cường khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh, nhất là các vi khuẩn lao đang ở trạng thái “ngủ”, giảm nguy cơ bệnh lao phổi tái phát một cách tối ưu.
- Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương:
+ Xuyên tâm liên, Cam thảo Italia, lá oliu: Có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào phổi trước những tác nhân gây độc có tính oxy hóa, đồng thời giúp làm sạch, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi. Lá phổi được giải độc, bảo vệ khỏe mạnh cũng góp phần quan trọng giúp giảm nguy cơ bệnh lao phổi tái phát.
+ Baicalin (trong hoàng cầm): Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc đã chứng minh được rằng Baicalin trong hoàng cầm giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, khói thuốc lá, ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus). Vì vậy, thảo dược này rất hữu ích cho lá phổi bị tổn thương sau đợt điều trị bệnh lao phổi.
- Nhóm thảo dược giúp giảm các triệu chứng ho, đờm, khó thở:
Như chúng ta đã tìm hiểu trên đây, nhiều bệnh nhân sau đợt điều trị lao phổi vẫn còn các triệu chứng ho, đờm, khó thở. Vì thế, BoniDetox còn được bổ sung các thảo dược như tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh có tác dụng giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, cải thiện tình trạng khó thở, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Công thức toàn diện của BoniDetox
Đặc biệt, hiệu quả của BoniDetox còn được tối ưu hóa bởi công nghệ bào chế hiện đại là công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần thảo dược trong BoniDetox có kích thước nano (dưới 70nm). Nhờ vậy, khi uống, các thành phần của BoniDetox được hấp thu tối đa, sinh khả dụng có thể lên đến 100%, hiệu quả thu được là cao nhất.
Người dùng phản hồi ra sao về BoniDetox?
BoniDetox đã và đang được hàng ngàn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng. Dưới đây là một trong số rất nhiều phản hồi tích cực của người dùng về sản phẩm:
Chú Nguyễn Tiến Mỹ (64 tuổi), ở số 30, đường Nguyễn Văn Nguyên, phường Long Tâm, TP Bà Rịa, số điện thoại: 0933.579.565
Chú Nguyễn Tiến Mỹ (64 tuổi)
“Cách đây 4 năm, chú bị bệnh lao phổi và có 2 lỗ lủng trong phổi trái nên bác sĩ đưa ra cho chú phác đồ điều trị trong 6 tháng tại nhà. Sau đợt điều trị thì bệnh đỡ, nhưng chưa đầy mấy tháng sau, các triệu chứng lại tái phát. Chú bị ho, đờm, sốt nhẹ và mất tiếng nên đi khám lại, hóa ra bệnh lao phổi đã tái phát, chụp X quang phổi thì bác sĩ bảo nám phổi, lỗ lủng không chỉ ở phổi trái mà đã xuất hiện ở cả phổi phải rồi. Và đợt điều trị này kéo dài hơn, lên 8 tháng liền. Hết đợt điều trị đó, chú đi tái khám, bác sĩ xem phim X quang bảo phổi chú vẫn xấu lắm, vi khuẩn lao đã kháng thuốc và tiếp tục phải điều trị 1 đợt 12 tháng nữa. Chú thật sự rất suy sụp, cảm thấy bất lực không biết nên làm thế nào nữa”.
“Chú tiếp tục dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì bệnh lao đã ổn hơn nhưng tình trạng ho, đờm, khó thở luôn tái diễn, cơ thể vẫn suy kiệt không cách nào hồi phục, X quang phổi vẫn rất xấu. Đúng lúc đó, chú tình cờ đọc được thông tin về sản phẩm BoniDetox của Mỹ nên mua về dùng ngay. Dùng BoniDetox này, chú thấy người cứ khỏe lên từng ngày, đỡ mệt hẳn. Dần dần, ho giảm, đờm loãng, trong và cuối cùng thì hết hẳn. Dùng đủ liệu trình 3 tháng, chú thấy hít vào thở ra như bình thường rồi, không còn khó thở nữa. Chú biết mình bị bệnh nặng nên quyết tâm dùng BoniDetox đều đặn cho tới nay cũng được gần 9 tháng rồi. Chú đi khám lại, phim X quang phổi đã đẹp hơn rất nhiều đến bác sĩ còn phải khen nữa. Chú mừng lắm!”
Mong rằng bài viết này đã giúp quý bạn đọc nắm được các biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh lao phổi tái phát. Tăng cường sức đề kháng cho phổi và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà người bệnh không thể bỏ qua. Và sản phẩm BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: