Mục lục [Ẩn]
Sự ô nhiễm môi trường và tốc độ già hóa dân số nhanh chóng đang khiến cho những bệnh lý đường hô hấp đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, trong đó không thể không kể đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Bệnh lý này sẽ khiến cho người bệnh hít thở khó khăn, cùng với xuống sức nhanh chóng làm cho người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, những người mắc COPD thường nằm trong độ tuổi trung niên đến cao tuổi, nên lại càng làm cho việc tự chăm sóc bản thân trở nên khó khăn hơn. Do đó, họ sẽ luôn cần đến sự hỗ trợ của người thân. Vậy, người nhà cần làm gì để chăm sóc người bệnh COPD hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!
Người thân cần chăm sóc người bệnh COPD như thế nào?
Người bệnh COPD có thể gặp phải những nguy cơ gì?
Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh lý này được ghi nhận nhiều nhất ở người từ 45 tuổi trở lên và có tỷ lệ mắc cao dần khi tuổi tác càng tăng lên.
Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng hít thở khó khăn do viêm mạn tính đường hô hấp, gây phù nề, tăng tiết đờm gây tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như: Ho đờm, thở khò khè, hơi thở ngắn,…
Việc hít thở khó khăn khiến cho người bệnh không nhận được đầy đủ oxy cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Điều này kết hợp với việc ho nhiều, dai dẳng khiến cho người bệnh mất nhiều năng lượng và nhanh chóng xuống sức.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được, người bệnh COPD luôn trong tình trạng mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, thể trạng gầy, suy nhược, da xanh xao, thiếu sức sống. Điều này khiến cho những sinh hoạt bình thường nhất của người bệnh cũng trở nên khó khăn vô cùng.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về sức khỏe như: Thoái hóa xương khớp, bệnh tim mạch, chuyển hóa,… khi tuổi tác tăng lên, cũng góp phần khiến bệnh COPD ngày càng khó kiểm soát.
Khi COPD tiến vào giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những đợt cấp và mức độ nặng của chúng cũng tăng lên. Nguy hiểm hơn, COPD có thể biến chứng thành những bệnh lý khác như:
- Tăng áp lực động mạch phổi.
- Tràn khí màng phổi.
- Suy tim phải, loạn nhịp tim.
- Đa hồng cầu, gây hình thành huyết khối.
- Mất ngủ, chóng mặt, loãng xương,…
COPD có thể gây loạn nhịp tim, suy tim phải.
Do đó, người bệnh COPD sẽ đặc biệt cần đến sự giúp đỡ từ người thân, để vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa kiểm soát bệnh và hạn chế những nguy cơ không đáng có.
Người thân cần lưu ý gì khi chăm sóc người bệnh COPD?
Để chăm sóc người bệnh COPD hiệu quả nhất, người thân cần có một kế hoạch rõ ràng và những mục tiêu nhất định như:
- Giảm nhẹ những triệu chứng ho đờm, khó thở, thở khò khè,…
- Giảm tần suất tái phát các đợt cấp COPD.
- Nâng cao sức khỏe chung của người bệnh.
- Hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Vậy, người thân sẽ cần làm gì để thực hiện được những mục tiêu này?
Giữ người bệnh tránh xa khói thuốc lá
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý COPD. Nếu người bệnh không chịu từ bỏ thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc, thì bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.
Vì vậy, điều kiện bắt buộc đối với người bệnh COPD là phải tránh xa khói thuốc lá. Để làm được điều này, cả người thân và người bệnh sẽ cần từ bỏ thói quen hút thuốc và không đến những nơi có nhiều khói thuốc.
Người bệnh COPD nên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt.
Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh
Thông thường, người bệnh COPD tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5 – 10 lần người bình thường. Do đó, họ sẽ cần khoảng 35 kcal/kg cân nặng để duy trì hoạt động mỗi ngày.
- Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ ba nguồn: Chất bột (50%), đạm (15%) và chất béo (35%). Người thân cũng cần lưu ý, sử dụng dầu thực vật thay thay cho chất béo động vật.
- Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, các yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E. Người bệnh COPD sẽ cần lượng xơ khoảng 25 – 35mg/ngày.
- Tránh ăn quá no, có thể chia nhỏ bữa ăn (khoảng 5 – 6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ. Trong khi ăn, người bệnh nên ngồi thẳng lưng để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở.
- Tránh ăn quá nhiều thực phẩm dễ sinh hơi (hành tây, một số loại gia vị như hạt tiêu, tỏi, ớt,…) vì chúng sẽ gây đầy hơi, chướng bụng làm bệnh nhân khó thở, dễ trào ngược, sặc.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của người bệnh COPD và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Khuyến khích người bệnh tập thể dục
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục cũng sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe hiệu quả. Bạn hãy giúp người bệnh COPD thực hiện tập những bài tập nhẹ nhàng, dưỡng sinh khoảng 30 phút mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần. Những nơi tập luyện nên có không khí trong lành, thoáng đãng, không có khói bụi, ô nhiễm.
Trong quá trình tập thể dục, người bệnh có thể kết hợp thêm với các phương pháp tập thở như: Thở cơ hoành hay thở chúm môi.
Cải tạo không gian sống của người bệnh
Không gian sống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh COPD. Người bệnh sẽ cần một không gian thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng. Người thân cần lưu ý những điều sau đây:
- Sắp xếp đồ dùng thuận tiện nhất có thể cho người bệnh COPD. Đặt vật dụng mà người bệnh sẽ phải sử dụng thường xuyên ở cạnh họ, dễ với tới.
- Quạt và điều hòa nhẹ nhàng để giúp không khí luôn được lưu thông. Không gian mát mẻ, dễ chịu với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp sẽ giúp cho đường thở người bệnh cảm thấy dễ thở.
- Cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Bạn có thể trồng thêm cây xanh quang nhà hoặc sử dụng máy lọc không khí để ngăn khói bụi ô nhiễm xâm nhập vào không gian sống của người bệnh.
Trồng nhiều cây quanh nhà sẽ giúp ngăn khói bụi xâm nhập.
Giữ tinh thần của người bệnh luôn thoải mái
Người bệnh COPD thường có xu hướng suy nghĩ tiêu cực và bất an về tình trạng bệnh của mình. Một nghiên cứu vào năm 2010 được công bố trên tạp chí Thorax cho thấy, những người bị COPD có nguy cơ phát triển lo âu, trầm cảm cao hơn 85% so với những người khác.
Do đó, người thân sẽ cần thường xuyên trò chuyện, động viên người bệnh COPD, giúp họ luôn giữ được suy nghĩ lạc quan, tích cực.
Sử dụng những sản phẩm thảo dược
Hiện nay, việc sử dụng thảo dược tự nhiên để kiểm soát các bệnh mạn tính ở đường hô hấp như: COPD, viêm phế quản mạn tính hay hen phế quản là xu hướng được cả thế giới quan tâm. Một sản phẩm nổi trội trong số đó có thể kể đến là BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, có công thức vượt trội, không chỉ giúp kiểm soát tốt bệnh lý COPD, mà còn vô cùng an toàn với người sử dụng.
BoniDetox – Sản phẩm không thể thiếu cho người bệnh COPD
BoniDetox với công thức gồm 10 loại thảo dược tự nhiên, có những công dùng chính sau đây:
- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, Baicalin (chiết xuất Hoàng Cầm) và lá Ô liu có tác dụng giải độc, làm sạch những chất độc hại tích tụ ở phổi trong quá trình hô hấp, kháng khuẩn và phục hồi những tổn thương ở phổi do do ô nhiễm, hóa chất, vi khuẩn, virus,… gây ra.
- Tỳ bà diệp, lá Bạch đàn bồ công anh giúp làm loãng đờm, long đờm, giãn phế quản, giảm viêm và ứ chế vi khuẩn có hại, từ đó hạn chế tắc nghẽn, giảm các triệu chứng hô hấp như: Ho đờm, khó thở,…
- Cúc tây và Xuyên bối mẫu giúp kích hoạt hệ thống tự bảo vệ của phổi là các đại thực bào phế nang và các lông chuyển, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại xâm nhập vào phổi.
- Fucoidan (chiết xuất tảo nâu) đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ ung thư phổi nhờ hoạt hóa các tế bào diệt tự nhiên NK – có khả năng tìm và vô hiệu những tế bào ung thư. Nhờ đó, BoniDetox sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi – một bệnh lý nguy hiểm có liên quan mật thiết đến COPD.
Thành phần và công dụng của sản phẩm BoniDetox.
Cảm nhận của người bệnh COPD sau khi sử dụng sản phẩm BoniDetox
Qu nhiều năm lưu hành, BoniDetox đã giúp cho hàng vạn người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD chung sống hòa bình với bệnh, phục hồi lại sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!
Bác Võ Hoành, 83 tuổi, ở thôn Gia Cát, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Bác Hoành chia sẻ: “Hút thuốc lá với thuốc lào nhiều năm khiến bác bị COPD. Đến khi bỏ được cả hai rồi, bệnh của bác vẫn không đỡ dù vẫn dùng thuốc tây y đều đặn. Bác ho ngày càng nhiều, đờm xanh, vàng đặc quánh lại. Ngoài ra, bác còn bị khó thở nữa, đến cầm cái cuốc lên thôi mà bác cũng thấy mệt hết hơi. Việc ăn uống của bác từ đó cũng bị ảnh hưởng nhiều, người lúc nào cũng mệt mỏi nên chả thiết gì, nhìn gầy đi trông thấy.”
“Một lần bác đọc được sản phẩm BoniDetox của Mỹ có nhiều tác dụng hay lắm, bác cũng đi mua về dùng thử xem sao. Sau khoảng nửa tháng sử dụng, bác thấy những triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè đã giảm rõ rệt rồi. Đờm vẫn còn, nhưng bác cũng thấy loãng và trong hơn. Đến tháng thứ 3, bác mới nhận ra mình hít thở vô cùng dễ dàng, không còn thấy đợt cấp COPD nữa. Sức khỏe của bác cũng đã hồi phục đáng kể.”
Bác Võ Hoành, 83 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về biện pháp chăm sóc người bệnh COPD tại nhà. BoniDetox là sản phẩm sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các bệnh lý mạn tính đường hô hấp, như COPD. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khác, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách!
XEM THÊM:
- Cảnh báo: Nguy cơ loãng xương ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân COPD trong mùa dịch Covid-19