Mục lục [Ẩn]
Trong thời gian gần đây, thế giới đã ghi nhận sự gia tăng đáng sợ của một bệnh lý hô hấp là phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Mỗi năm, có khoảng 3 triệu người chết vì COPD và các chuyên gia dự đoán, con số này có thể tăng gấp 3 – 4 lần trong vòng một thập kỷ tới đây. Không giống như Covid19, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có diễn biến âm thầm và một khi đã mắc phải thì người bệnh sẽ phải chung sống với nó suốt phần đời còn lại. COPD bào mòn sức khỏe của người bệnh một cách từ từ, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống và tăng chi phí điều trị. Vậy, đối tượng nào có nguy cơ mắc phải COPD? Biện pháp phòng ngừa bệnh lý này là gì?
Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm phổi trường diễn không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến cho phế quản bị phù nề, tăng tiết đờm nhầy, làm cho người bệnh hít thở khó khăn.
Những triệu chứng điển hình của COPD có thể kể đến như:
- Ho dai dẳng, đờm đặc ở cổ.
- Khó thở khi hoạt động hoặc kể cả lúc nghỉ ngơi.
- Thở khò khè, hơi thở ngắn, có thể có tiếng rít.
- Cảm giác nặng ngực, đau tức ngực.
- Mệt mỏi, nhanh xuống sức.
Những triệu chứng của COPD thường xuất hiện từ từ và khá tương đồng với những bệnh lý hô hấp khác. Do đó, người bệnh thường khó phát hiện bệnh, để có biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường được ghi nhận ở những người từ 45 tuổi trở lên. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa và diễn biến phức tạp hơn. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này có thể kể đến như:
Người thiếu hụt men alpha-1 antitrypsin bẩm sinh
Alpha-1 antitrypsin là một chất ức chế elastase của bạch cầu trung tính. Thiếu hụt men alpha-1 antitrypsin sẽ làm tăng hoạt tính elastase, dẫn đến phá hủy mô và gây ra tình trạng khí phế thũng. Thiếu alpha-1 antitrypsin chiếm từ 1 – 2% trong tất cả các trường hợp COPD.
Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 7000 hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phổi. Theo thống kê, cứ 100 bệnh nhân COPD thì có khoảng 90 người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc (bao gồm cả hút thuốc trực tiếp và thụ động). Hít phải khói thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD lên tới 43%.
Hút thuốc chủ động hay thụ động đều làm tăng nguy cơ mắc COPD.
Người làm việc trong môi trường ô nhiễm
Sự phơi nhiễm với hóa chất hay bụi nghề nghiệp trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng phổi từ từ và dẫn đến những tổn thương không hồi phục ở phổi. Theo thời gian, tình trạng này có thể sẽ tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Những loại bụi nghề nghiệp nguy hiểm nhất có thể kể đến là: Bụi than, bụi amiăng, bụi silic,…
Người bị viêm phế quản tái phát nhiều lần
Viêm phế quản là bệnh lý với những triệu chứng như: Ho, sốt, đờm đặc có màu xanh vàng, thở khò khè,… Đây là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn tấn công. Nếu không được xử lý triệt để, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần và sẽ dẫn đến viêm phế quản mạn tính và biến chứng thành COPD.
Sự đáng sợ của phổi tắc nghẽn mạn tính đến từ việc là nó sẽ bào mòn sức khỏe của người bệnh một cách từ từ và những đợt cấp luôn rình rập, bộc phát bất ngờ. Bên cạnh đó, COPD cũng là một trong những bệnh lý có biến chứng phức tạp và nguy hiểm như:
- Tăng áp lực động mạch phổi gây suy tim phải, loạn nhịp tim.
- Tràn khí màng phổi gây xẹp phổi, suy hô hấp.
- Đa hồng cầu dẫn đến hình thành huyết khối.
Vậy, làm cách nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh lý này?
Biện pháp phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc phải COPD, chúng ta cần thực hiện những biện pháp toàn diện nhất là ngăn chặn những tác nhân độc hại xâm nhập vào phổi và nâng cao sức đề kháng của phổi.
Biện pháp bảo vê bên ngoài
Những biện pháp giúp ngăn tác nhân độc hại xâm nhập vào phổi gồm có:
- Ngừng hút thuốc và không đến những nơi nhiều khói thuốc.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài và những nơi đông người.
- Mặc đồ bảo hộ với những ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc hóa chất.
- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng với nước muối sinh lý.
- Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, nhà ở.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để giảm khói bụi.
- Sử dụng máy lọc không khí.
Đeo khẩu trang sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp.
Biện pháp giúp giải độc và nâng cao sức đề kháng của phổi
Nguyên nhân chính gây ra COPD là do sự tích tụ các chất độc hại trong quá trình hít thở, gây nhiễm độc và làm giảm sức chống chịu của phổi với các loại vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm đường hô hấp. Do đó, giải độc phổi là việc làm cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hiện nay, sử dụng các loại thảo dược để giúp nâng cao sức đề kháng của phổi đang là xu hướng được cả thế giới quan tâm. Những thảo dược này có thể kể đến như:
Xuyên tâm liên
Trong xuyên tâm liên có chứa andrographolide – hoạt chất có tác dụng giải độc và làm sạch phổi nhờ thúc đẩy nồng độ glutathione nội bào – trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân gây hại.
Cam thảo Italia
Cam thảo Italia có tác dụng chống oxy hóa, giải độc mạnh nhờ tăng cường nồng độ enzyme CYP450, nhờ đó cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
Baicalin (chiết xuất Hoàng cầm)
Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc đã chứng minh, hoạt chất Baicalin trong Hoàng cầm có khả năng chống oxy hóa mạnh, giảm viêm, kháng khuẩn, rất hiệu quả trong việc phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương do khói thuốc, hóa chất, vi khuẩn,…
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh.
Cúc tây
Cúc tây có tác dụng tăng cường mạnh mẽ sự hoạt động của các đại thực bào phế nang – những tế bào miễn dịch giữ nhiệm vụ bắt giữ và tiêu hóa các tác nhân gây hại xâm nhập vào phổi như: Bụi bẩn, virus, vi khuẩn, nấm,… Đồng thời, các đại thực bào còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
Để tận dụng được những tác dụng tuyệt vời từ những thảo dược này, các nhà khoa học tại Mỹ đã tạo ra sản phẩm BoniDetox, nhằm đối phó với bệnh lý hô hấp mạn tính như COPD, hen phế quản hay viêm phế quản mạn tính.
BoniDetox – Bí quyết giúp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BoniDetox là sản phẩm với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có tác dụng chuyên biệt giúp bảo vệ, phục hồi chức năng hô hấp toàn diện. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp cho những người bệnh COPD có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm khi sử dụng đều đặn.
Thành phần của BoniDetox có thể kể đến như:
- Lá Ô liu kết hợp với xuyên tâm liên, cảm thảo italia, baicalin làm tăng cường tác dụng giải độc, giúp làm sạch và phục hồi những tổn thương ở phổi.
- Xuyên bối mẫu và cúc tây giúp bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập từ môi trường.
- Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp giảm viêm, sát khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại ở đường hô hấp, nhờ đó làm giảm phù nề, làm loãng đờm và thông thoáng đường hô hấp.
- Fucoidan – chiết xuất từ tảo nâu giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải ung thư phổi nhờ tăng cường hoạt động của các tế bào diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng phát hiện và vô hiệu các tế bào ung thư.
Thành phần và công dụng của BoniDetox.
Tư vấn của chuyên gia y tế về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và BoniDetox
Mời các bạn cùng theo dõi phần tư vấn của Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và BoniDetox trong video dưới đây:
Chuyên gia cho biết: “Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh hô hấp mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường,… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý này. Bên cạnh những triệu chứng khó chịu như: Ho đờm dai dẳng, khó thở, thở khò khè, nặng ngực,… bệnh lý này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được kiểm soát tốt.”
“Hiện nay, một sản phẩm mà chúng tôi đánh giá cao trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh lý COPD là BoniDetox của Mỹ. Đây là sản phẩm có chứa các loại thảo dược quý như: Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, baicalin từ hoàng cầm, lá bạch đàn,… vừa có tác dụng giảm triệu chứng của COPD, vừa giúp bảo vệ phổi và giảm thiểu nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, BoniDetox còn được sản xuất bằng công nghệ vô cùng hiện đại và đạt tiêu chuẩn GMP của FDA, Hoa Kỳ và WHO. Người bệnh chỉ cần uống từ 2 – 4 viên/ngày, chia 2 lần, dùng duy trì để kiểm soát bệnh tốt nhất.”
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và BoniDetox.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có thêm được những thông tin hữu ích về biện pháp giúp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh COPD cho đối tượng có nguy cơ cao. BoniDetox là sản phẩm hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe người bệnh COPD, hen phế quản và viêm phế quản mạn tính. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách!
XEM THÊM: