Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Hen phế quản bội nhiễm là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?

Thứ năm, 15-07-2021 17:15 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở người bệnh hen phế quản (hen suyễn), nếu không có biện pháp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bội nhiễm khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Vậy hen phế quản bội nhiễm là gì và có nguy hiểm không? Cách điều trị, phòng ngừa ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây!

 

Hen phế quản bội nhiễm là gì?

Hen phế quản bội nhiễm là gì?

 

Hen phế quản bội nhiễm là gì?

   Hen phế quản bội nhiễm là tình trạng người bệnh hen phế quản bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, xảy ra sau một đợt hen cấp tính.

   Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ho, rát họng kéo dài; đau tức ngực sau mỗi cơn ho; đờm màu xanh vàng hoặc nâu; khó thở, thở rít, khò khè; có thể kèm theo sốt.

 

Người bệnh hen phế quản bội nhiễm thường đau tức ngực sau mỗi cơn ho

Người bệnh hen phế quản bội nhiễm thường đau tức ngực sau mỗi cơn ho

 

Nguyên nhân gây hen phế quản bội nhiễm là gì?

   Ban đầu, hen phế quản hình thành do cơ địa người bệnh dị ứng với các dị nguyên như: Lông chó, lông mèo, phấn hoa; khói thuốc lá, thuốc lào; bụi đường, bụi mịn, bụi nano; bụi nghề nghiệp (bụi amiăng, bụi nhôm, bụi silic…); các chất độc hại trong môi trường ô nhiễm... Các yếu tố trên tấn công gây tổn thương, nhiễm độc phổi, làm tình trạng viêm đường dẫn khí ngày càng trầm trọng. Đây vừa là nguyên nhân hình thành bệnh hen phế quản, vừa tác động khiến các cơn hen cấp tái phát liên tục.

   Theo thời gian, nếu người bệnh không có biện pháp bảo vệ và giải độc phổi, bệnh hen phế quản sẽ tiến triển thành nặng hơn, dễ chuyển thành bội nhiễm khi có các yếu tố dưới đây:

- Thời tiết: Khoảng thời gian giao thoa giữa mùa nóng và lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao… là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút, nấm… phát triển mạnh. Lúc này, người bệnh hen phế quản dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, cúm, viêm tai - mũi - họng…

- Phổi yếu: Hai lá phổi bị nhiễm độc lâu ngày sẽ dần tổn thương, suy yếu và dễ bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy, nếu bạn đã có tiền sử bệnh hen mà lại sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều vi khuẩn gây bệnh, bạn sẽ có nguy cơ cao bị hen phế quản bội nhiễm.

 

Phổi bị suy yếu, nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây hen phế quản bội nhiễm

Phổi bị suy yếu, nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây hen phế quản bội nhiễm

 

- Không kiểm soát tốt bệnh hen suyễn: Người mắc bệnh hen phế quản nếu không có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa cơn hen tái phát, lâu ngày hệ hô hấp sẽ suy yếu, dễ bị kích thích hoặc tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Tình trạng này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm đường thở.

   Nếu không điều trị kịp thời, các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống nhu mô phổi và phế nang, gây tình trạng viêm phổi và các cơ quan hô hấp khác. Từ đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. 

 

Hen phế quản bội nhiễm có biến chứng nguy hiểm ra sao?

   Các biến chứng nguy hiểm của hen phế quản bội nhiễm bao gồm:

Viêm phế quản

   Người bệnh thường có biểu hiện như sốt, khó thở, đờm nhiều (có màu vàng và xanh) do bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này cộng thêm bệnh lý nền hen phế quản sẽ gây khó khăn hơn rất nhiều trong việc điều trị, người bệnh dễ gặp các đợt hen cấp tính hơn.

 

Viêm phế quản là biến chứng của bệnh hen phế quản bội nhiễm

Viêm phế quản là biến chứng của bệnh hen phế quản bội nhiễm

 

Khí phế thũng

   Khí phế thũng hay còn gọi là giãn phế nang, là bệnh mà các phế nang trong phổi mất tính co giãn, suy yếu, mỏng và dễ bị vỡ. Tính đàn hồi của mô phổi cũng trở nên yếu hơn, khiến không khí bị giữ lại trong phế nang, làm giảm khả năng trao đổi khí khiến người bệnh khó thở, thở ít hơn, môi và các đầu chi bị tím tái, ho khạc đờm nhiều hơn.

Tâm phế mạn tính

   Tâm phế mạn tính là tình trạng phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do áp lực ở động mạch phổi tăng cao. Dấu hiệu của tâm phế mạn tính bao gồm: Khó thở, cơ thể tím tái, gan có thể to lên hoặc mấp mé tại bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải.

Suy hô hấp

   Suy hô hấp là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy để duy trì hoạt động cho các cơ quan. Suy hô hấp bao gồm các biểu hiện: Khó thở, thở nhanh, mặt mày tím tái. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng CO2 trong máu, gây hôn mê và tử vong. Đây chính là một nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen phế quản bội nhiễm.

Tràn khí màng phổi

 

Tình trạng tràn khí màng phổi

Tình trạng tràn khí màng phổi

 

   Đây là tình trạng phế nang giãn rộng, làm tăng mạnh áp lực ở khu vực này. Khi người bệnh xuất hiện những cơn ho hoặc lao động quá sức, các thành phế nang rất dễ bị bục vỡ, thậm chí dẫn đến tử vong.

 

Hen phế quản bội nhiễm được điều trị như thế nào?

   Để điều trị hen phế quản bội nhiễm, tùy mức độ và thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc phù hợp. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị bội nhiễm kết hợp với các thuốc giảm triệu chứng và thuốc điều trị hen suyễn.

- Kháng sinh trong điều trị hen phế quản bội nhiễm thường sử dụng loại phổ rộng như fluoroquinolon, cephalosporin thế hệ thứ 2, 3.

- Thuốc điều trị triệu chứng nhiễm khuẩn gồm có thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, bù nước....

- Thuốc giãn co thắt phế quản trong đợt hen cấp thường được chỉ định là Salbutamol, Theophylin. Để dự phòng, thuốc corticoid dạng hít là loại được sử dụng phổ biến.

 

Người bệnh hen phế quản bội nhiễm phải uống rất nhiều loại thuốc tây y

Người bệnh hen phế quản bội nhiễm phải uống rất nhiều loại thuốc tây y

 

   Có thể thấy, các loại thuốc nêu trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, còn căn nguyên gốc là phổi bị nhiễm độc khiến cơn hen tái phát nhiều hơn, làm người bệnh dễ bị bội nhiễm thì chưa được giải quyết. Khi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ phải dùng nhiều loại thuốc tây hơn, nguy cơ gặp các tác dụng phụ cũng tăng theo gấp nhiều lần.

   Bởi vậy, ngay từ bây giờ, người bệnh nên áp dụng biện pháp giúp giải độc và tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi để phòng ngừa hen phế quản bội nhiễm.

 

Giải độc phổi - Bí quyết hiệu quả giúp phòng ngừa hen phế quản bội nhiễm

   Giải độc phổi chính là dùng các biện pháp nhằm giải quyết tình trạng nhiễm độc phổi, giúp cải thiện và ngăn ngừa các bệnh lý ở phổi, bảo vệ hai lá phổi khỏe mạnh trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

   Để giải độc phổi một cách toàn diện nhất, bên cạnh việc tránh tiếp xúc với những tác nhân gây nhiễm độc phổi (khói bụi, khí thải độc hại… ), bạn cần kết hợp các biện pháp giúp:

- Bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới từ môi trường bằng cách tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi.

- Làm sạch phổi, loại bỏ những độc tố đã xâm nhập vào phổi từ trước.

- Khắc phục được những tổn thương, hậu quả của các độc tố gây ra cho phổi

- Làm giảm các triệu chứng do nhiễm độc phổi gây ra như ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, khó thở, tức ngực, thở nông...

   Và BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện tất cả những mục tiêu đó!

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

BoniDetox - Giải pháp toàn diện giúp phòng ngừa hen phế quản bội nhiễm!

   BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sự kết hợp của nhiều thảo dược khác nhau giúp giải độc và bảo vệ phổi, giúp phổi luôn khỏe mạnh. Từ đó, sản phẩm giúp giảm tần suất và mức độ nặng của cơn hen phế quản, phòng ngừa bội nhiễm cho người bệnh.

Công thức toàn diện trong BoniDetox bao gồm:

- Cúc tây: Giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh nhờ tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang. Các đại thực bào có vai trò phát hiện, bắt giữ và phá hủy các bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố từ môi trường.

- Xuyên bối mẫu: Giúp kích hoạt lại hoạt động của hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các tác nhân lạ ra ngoài khi chúng tấn công phổi, bảo vệ phổi hiệu quả.

- Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá oliu: Giúp giải độc cho phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, tăng cường chống oxy hóa…

- Baicalin từ hoàng cầm: Baicalin có công dụng rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại,…). Tác dụng này đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.

- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp: Giúp giãn phế quản, giảm ho, long đờm, chống viêm kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở. Nhờ đó, các thảo dược này góp phần hiệu quả trong việc ngăn chặn cơn hen phế quản.

- Fucoidan từ tảo nâu: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.  

 

Cơ chế tác dụng đột phá của BoniDetox

Cơ chế tác dụng đột phá của BoniDetox

 

   Nhờ có công thức toàn diện như trên, BoniDetox không những giúp giảm tần suất và mức độ các cơn hen cấp tính, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà còn giúp lá phổi khỏe mạnh, phòng ngừa hiệu quả hen phế quản bội nhiễm.

 

Có ai đã sử dụng BoniDetox hiệu quả hay chưa?

   BoniDetox đã và đang được hàng ngàn người bệnh hen phế quản tin tưởng, sử dụng và đạt hiệu quả tốt. Dưới đây là một số lời chia sẻ của họ:

   Bác Nguyễn Thị The, 79 tuổi ở đội 5, thôn Hậu Xá, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, số điện thoại: 0356.929.241

 

Bác The chia sẻ về hiệu quả của sản phẩm BoniDetox

 

   “Bác bị bệnh hen phế quản cách đây 10 năm rồi. Cơn hen xuất hiện khiến bác bị khó thở, tức ngực và ho đờm dai dẳng. Mỗi lần như thế, bác dùng thuốc thì vài ngày nó hết rồi lại tái phát, nhất là khi thay đổi thời tiết. Có đợt bác bị hen phế quản bội nhiễm phải nhập viện cấp cứu tận 9 ngày đấy!”

   “May thay có ông bạn giới thiệu cho bác sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Bác nhờ mua hộ và dùng 4 viên mỗi ngày. Sau khoảng nửa tháng đến một tháng, những cơn ho đã giảm hẳn, đờm cũng loãng, bật ra dễ hơn rất nhiều. Đến khi bác dùng 10 lọ BoniDetox thì không thấy ho đờm gì nữa, đường thở thông thoáng, dễ thở, người khỏe khoắn trở lại, bác có thể làm việc bình thường, không còn phải lo lắng gì về bệnh tình cả. BoniDetox tốt thật đấy!”

   Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi, ở thôn An Dạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, điện thoại: 0914.060.795

 

Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi

Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi

 

   “Bác mắc bệnh hen phế quản hơn 6 năm rồi. Mỗi lần lên cơn hen cấp tính là bác lại bị khó thở, không thở ra được, ngực bị bóp chặt lại, cảm giác như đang bị cả chục cân đá nó đè lên ngực ấy. Bác sử dụng thuốc đúng theo lời dặn của bác sĩ nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Bác còn đọc thông tin bệnh này dễ tiến triển nặng thành hen phế quản bội nhiễm, có thể tử vong nên bác lo lắm!”

   “Tình cờ, bác biết đến sản phẩm BoniDetox nên mua về dùng với liều 4 viên mỗi ngày kèm thuốc bác sĩ kê. Sau 3-4 tuần sử dụng, bác thấy người khỏe hơn, giảm ho, khạc được ra đờm, đờm ban đầu còn đóng thành từng cục vàng, sau đó loãng và trắng trong, đỡ khó thở, tần suất các cơn hen cấp cũng thưa dần. Bác kiên trì dùng BoniDetox đến tháng thứ 4 thì không còn bị ho, đờm hay tức ngực nữa, bác hít thở nhẹ nhàng, người khỏe khoắn. Đã rất lâu rồi bác chưa thấy cơn hen nào tái phát. Bác mừng lắm!”

   Mong rằng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết được: “Hen phế quản bội nhiễm là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?”. Để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn, phòng ngừa cơn hen tái phát và tình trạng bội nhiễm, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng cần làm. Và BoniDetox sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm