Mục lục [Ẩn]
Ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), họ tiêu tốn năng lượng nhiều hơn bình thường. Đồng thời, tâm lý lo lắng bệnh tật khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên. Hậu quả là người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng. Điều đáng ngại là tình trạng đó lại tác động ngược, khiến COPD ngày càng tồi tệ hơn. Cụ thể những thông tin về mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy dinh dưỡng sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc.
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và suy dinh dưỡng là gì?
Vì sao người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ bị suy dinh dưỡng?
Theo thống kê, có 74% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do bệnh nhân COPD dễ bị mất cân bằng giữa khả năng cung cấp và nhu cầu tiêu hao năng lượng, tức là mất cân bằng giữa cung và cầu.
Ở người bình thường, luôn luôn có sự cân đối hợp lý giữa cung và cầu năng lượng để giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái ổn định. Khi nhu cầu năng lượng tăng lên thì người đó sẽ cảm thấy đói, ăn nhiều hơn và ngược lại. Tuy nhiên, ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, họ tăng nhu cầu nhưng lại giảm nguồn cung cấp năng lượng. Cụ thể là:
- Nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao: Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải tăng cường hoạt động hô hấp chống lại sự tắc nghẽn phế quản và tình trạng ứ khí trong lồng ngực. Khi đó, các cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn, nhịp thở tăng nhanh hơn. Vì vậy, năng lượng cần thiết để thực hiện động tác hô hấp cũng tăng lên rất nhiều. Thông thường, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải hao tốn năng lượng gấp 5 – 10 lần so với người bình thường.
Người bệnh COPD cần sử dụng nhiều năng lượng để thở
- Nguồn cung cấp năng lượng giảm: Mặc dù nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng rất cao nhưng họ lại ăn uống rất kém bởi:
+ Tình trạng ứ khí làm lồng ngực căng phồng quá mức và ép vào dạ dày, khiến người bệnh rất dễ mệt khi ăn no.
+ Một số trường hợp khó thở nhiều hơn khi ăn vì thực hiện động tác nuốt, họ thường phải ngưng thở trong vài ba giây. Ở người bình thường việc ngưng thở ngắn khi nuốt thường không ảnh hưởng gì nhưng với người bệnh COPD, điều đó có thể làm họ mệt mỏi hơn. Vì vậy mà họ không dám ăn nhiều.
+ Tâm lý buồn bã, lo âu về căn bệnh của mình hoặc do người bệnh có khuynh hướng ít đi lại, ít giao tiếp, ít vận động để tránh khó thở nên không có yếu tố kích thích sự thèm ăn. Nhiều người bệnh thường xuyên có tâm lý bất an, lo lắng quá mức về căn bệnh của mình còn dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể mắc các bệnh lý về đại tràng như hội chứng ruột kích thích, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống.
Tâm lý lo lắng bệnh tật khiến bệnh nhân COPD không muốn ăn
Như vậy, ở người bệnh COPD thì nhu cầu dùng năng lượng tăng lên rất nhiều nhưng cung cấp lại có xu hướng giảm đi khiến cán cân năng lượng bị mất cân bằng nghiêm trọng. Do đó, theo thời gian, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dần bị suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tồi tệ hơn
Khi bị suy dinh dưỡng, tình trạng này lại tác động ngược lại đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khiến bệnh tình tồi tệ hơn, bởi:
- Suy dinh dưỡng khiến cơ bắp toàn cơ thể, trong đó có cơ hô hấp suy yếu đi, teo lại, không đảm bảo hoạt động hô hấp. Mặt khác, chúng lại phải gắng sức lâu dài để đối phó với tình trạng tắc nghẽn phế quản. Hậu quả là cơ hô hấp bị quá tải, khiến người bệnh khó thở nhiều hơn.
- Suy dinh dưỡng dễ khiến cơ thể thiếu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, phốt-phát... Đây là các dưỡng chất rất cần thiết cho hoạt động của các bắp cơ, nếu thiếu chúng, bắp cơ sẽ bị yếu và dễ đau mỏi.
- Suy dinh dưỡng cũng làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm đi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng hô hấp. Đây chính là một nguyên nhân phổ biến làm khởi phát đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - một biến chứng nguy hiểm của COPD.
Người bệnh COPD bị suy dinh dưỡng dễ bị nhiễm trùng hô hấp
Như vậy, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất dễ bị suy dinh dưỡng và một khi đã suy dinh dưỡng thì diễn tiến của bệnh COPD có khuynh hướng xấu hơn rất nhiều. Vậy phải làm sao để phòng ngừa tình trạng này?
Cách phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD, họ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đặc biệt là kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Về chế độ sinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các bệnh nhân COPD là 40-45 kcal/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: Chất bột, đạm và chất béo theo tỉ lệ: 50%:15%:35% một ngày.
Người bệnh nên ăn 2-4 chén cơm một ngày, ăn đủ đạm, chất béo, hạn chế thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng như rượu, bia, cà phê.
Người bệnh COPD cần hạn chế rượu bia
Các chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật cung cấp nguồn năng lượng dồi dào nên rất có lợi cho bệnh nhân COPD. Người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung các loại vitamin, omega-3, các yếu tố vi lượng từ rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E.
Để tăng sức cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn), người bệnh nên ăn thực phẩm giàu phốt pho, canxi, kali, magnesium như: Sữa, hải sản, các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má.
Đồng thời, người bệnh COPD lưu ý nên uống trung bình khoảng 2-3 lít nước/ngày để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng.
Quá trình ăn uống cần ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ, chọn thực phẩm mềm, dễ nhai. Nếu khó thở do chướng bụng, bạn hãy chia thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
Về kiểm soát bệnh COPD
Trước hết, bệnh nhân COPD cần thường xuyên theo dõi cân nặng của mình, đồng thời đi khám ngay khi nhận thấy trọng lượng cơ thể sụt giảm kéo dài. Tiếp theo, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng giải pháp tác động đến nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có nguyên nhân sâu xa là do phổi bị nhiễm độc trong thời gian dài bởi các yếu tố như: Khói thuốc lá, thuốc lào, không khí ô nhiễm (chứa nhiều bụi mịn, khói, hóa chất độc hại); môi trường làm việc độc hại (chứa nhiều bụi nghề nghiệp, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus…).
Phổi bị nhiễm độc là nguyên nhân gây bệnh COPD
Các chất độc hại vào phổi sẽ bám lại và tích tụ dần dần thành số lượng lớn. Chúng gây độc cho phổi bằng cách làm giảm chức năng tự bảo vệ của phổi (phá hủy lông mao và đại thực bào phế nang), phá hủy tế bào, kích thích làm tăng tiết đờm nhầy, gây xơ hóa phổi… Phổi bị tổn thương, nhiễm độc trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý mạn tính, trong đó có COPD.
Do đó, sử dụng giải pháp giải độc phổi là việc rất quan trọng mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể bỏ qua. Và BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều đó!
BoniDetox - Bí quyết đột phá giúp giải độc phổi cho bệnh nhân COPD
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức toàn diện của BoniDetox được xây dựng từ sự kết hợp của nhiều thảo dược tự nhiên, cụ thể là:
- Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm). Đây là những thành phần quan trọng giúp giải độc phổi với cơ chế:
+ Giúp loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, làm sạch phổi.
+ Giúp bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do.
+ Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.
- Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây. Trong đó, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các độc tố ra ngoài trước khi chúng kịp tấn công sâu vào trong phổi. Còn cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp tiêu diệt và loại bỏ độc tố ngay khi chúng mới tiến vào phổi.
- Các thảo dược giúp giảm triệu chứng: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn. Các thảo dược này giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở của người bệnh COPD.
- Thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ u bướu phổi: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen, từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ u bướu phổi.
Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox
Nhờ đó, BoniDetox mang đến hiệu quả vượt trội: Giúp giải độc phổi, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh COPD, giúp cải thiện bệnh hiệu quả, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ho - đờm - khó thở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và suy dinh dưỡng. Để kiểm soát tốt bệnh này cũng như phòng ngừa suy dinh dưỡng, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi
- Những đối tượng nào cần đi kiểm tra phổi hậu Covid-19?