Mục lục [Ẩn]
Với bệnh hen suyễn, không chỉ có khói bụi, phấn hoa, lông động vật… làm khởi phát cơn hen cấp mà thời tiết cũng là một yếu tố nguy cơ đối với người bệnh. Dù là thời tiết lạnh, nóng hay ẩm ướt…thì đều có thể khiến bệnh này tồi tệ hơn, làm tăng nguy cơ bùng phát cơn hen. Vậy cụ thể, thời tiết ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào? Phải làm sao để phòng ngừa cơn hen cấp tái phát? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây!
Thời tiết ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?
Những thông tin cơ bản của bệnh hen suyễn!
Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp, xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy và tăng co thắt khi gặp các chất kích thích.
Bản chất của bệnh này là do cơ địa người bệnh nhạy cảm, dị ứng với các tác nhân dị nguyên. Khi gặp những tác nhân như khói bụi, khí thải độc hại, phấn hoa, lông động vật… cơn hen cấp tính sẽ bùng phát.
Khi cơn cấp xuất hiện, cơ trơn phế quản nhanh chóng bị co thắt, niêm mạc phế quản phù nề, đờm nhầy tăng lên khiến người bệnh khó thở đột ngột, thở rít, khò khè… gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong vì suy hô hấp. Hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính có khoảng 250.000 người trên thế giới tử vong do bệnh hen suyễn.
Nếu không xử lý kịp thời cơn hen cấp tính, người bệnh có thể tử vong
Các yếu tố như khói thuốc, các chất độc hại, bụi nghề nghiệp, không khí ô nhiễm… vào cơ thể sẽ bám lại và gây nhiễm độc phổi. Theo đó, khả năng phòng thủ của phổi dần suy yếu, dễ bị viêm nhiễm hơn. Hậu quả là tình trạng bệnh hen suyễn ngày càng tồi tệ, tần suất lên cơn hen cấp ngày càng dày đặc hơn. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu vừa góp phần hình thành bệnh hen suyễn, vừa làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Không chỉ có các tác nhân nêu trên, thời tiết cũng là một yếu tố khiến bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn, tăng nguy cơ bùng phát cơn hen cấp tính. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này ở phần tiếp theo!
Thời tiết ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?
Sự ảnh hưởng của các loại hình thời tiết đến bệnh hen suyễn cụ thể như sau:
Thời tiết lạnh
Trời lạnh ảnh hưởng gì đến bệnh hen suyễn?
Không khí lạnh và/hoặc ẩm ướt có thể xâm nhập qua đường thở vào phế quản. Chúng làm khô các mô đường hô hấp, khiến chúng nhạy cảm hơn và co mạch lại. Từ đó, phế quản tăng co thắt gây ho, khò khè, khó thở, tức ngực.
Ngoài ra, không khí lạnh còn là điều kiện để các bào tử nấm mốc xuất hiện. Khi người bệnh hít phải chúng sẽ kích hoạt cơn hen suyễn bùng phát.
Thời tiết nóng
Thời tiết nóng có thể khiến các cơn hen suyễn tái phát ở một số người. Các giả thuyết cho rằng việc hít thở không khí nóng có thể khiến đường thở bị hẹp, tăng tiết nhầy, co thắt cơ trơn từ đó dẫn tới ho và khó thở, nặng ngực.
Theo một số giả thuyết khác, thời tiết nóng làm tăng thêm sự thụ phấn của cây. Khi có một lượng lớn phấn hoa bay trong không khí, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị bùng phát cơn hen suyễn cấp.
Thời tiết nóng cũng có thể gây khởi phát cơn hen cấp tính
Thời tiết có độ ẩm cao
Không khí ẩm ướt cũng có thể gây kích ứng hô hấp vì đây là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và bụi bẩn phát triển.
Thay đổi thời tiết đột ngột khi giao mùa
Sự thay đổi thời tiết từ lạnh sang nóng và ngược lại mỗi khi giao mùa đều sẽ gây kích ứng phế quản và làm bùng phát cơn hen suyễn.
Một số hiện tượng thời tiết khác như giông bão, sấm sét... cũng là yếu tố nguy cơ gây tái phát cơn hen phế quản, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bởi lẽ trong thời tiết ẩm, gió lốc và những cơn giông khiến nhiều phấn hoa, nấm mốc bay trong không khí. Hơn nữa độ ẩm cao khiến chúng được phân tán thành nhiều mảnh nhỏ và có thể xuất hiện ở mọi nơi, làm người bệnh dễ hít phải và lên cơn hen cấp tính.
Người bệnh hen suyễn cần làm gì để tránh tái phát cơn hen do thời tiết?
Người bệnh hen suyễn cần làm gì để tránh tái phát cơn hen do thời tiết?
- Đối với mùa lạnh: Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng cổ. Khi đi ra ngoài, người bệnh nên quàng khăn trên mũi và đeo khẩu trang.
- Với mùa nóng: Uống nhiều nước, tránh ra ngoài lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
- Tiêm vắc-xin phòng cúm.
- Theo dõi thời tiết hàng ngày để chuẩn bị biện pháp ứng phó kịp thời.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Hút bụi và lau nhà thường xuyên, giặt chăn, ga, gối đệm mỗi tuần để loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
- Khi có sấm chớp, gió to, mưa… nên đóng cửa sổ lại để tránh bụi bẩn bay vào nhà.
- Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp như bổ sung vitamin C, beta caroten, vitamin E từ các loại rau xanh, cà rốt, cam, bưởi… để tăng cường chức năng hô hấp.
Nguyên nhân góp phần gây ra và là yếu tố thúc đẩy xuất hiện cơn hen, làm nặng thêm bệnh hen suyễn như chúng ta đã đề cập ở trên là do nhiễm độc phổi. Vì thế, để kiểm soát tốt bệnh này, điều quan trọng nhất là người bệnh phải có biện pháp giúp giải độc và bảo vệ phổi trước thời tiết khắc nghiệt cũng như các tác nhân dị nguyên khác. Và BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn thực hiện điều đó!
Sản phẩm BoniDetox của Mỹ
BoniDetox - Giải pháp hiệu quả giúp giải độc phổi cho người bệnh hen suyễn!
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp giúp giải độc phổi với cơ chế toàn diện nhất hiện nay nhờ sự kết hợp đột phá của các thảo dược tự nhiên, đó là:
Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi
- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, lá oliu: Giúp giải độc cho phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, tăng cường chống oxy hóa, giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các gốc tự do, giảm nguy cơ gặp phải cũng như mức độ của cơn hen suyễn.
- Baicalin (hoàng cầm): Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin đem lại tác dụng giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc, bụi bẩn, vi khuẩn, virus...) hiệu quả.
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc
Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi, không để phổi bị nhiễm độc thêm
- Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây giúp tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang. Đây là hệ thống phòng thủ của cơ thể giúp phát hiện nhanh các vi khuẩn, bụi bẩn, độc tố và sau đó ngay lập tức bắt giữ, tiêu diệt và loại bỏ chúng.
- Xuyên bối mẫu: Xuyên bối mẫu có tác dụng giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới.
Thành phần giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi
BoniDetox có chứa thành phần Fucoidan trong tảo nâu. Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.
Nhóm thảo dược giúp giảm các triệu chứng của nhiễm độc phổi
Nhóm này bao gồm tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh. Cả ba thảo dược này có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, giúp giãn phế quản, thông thoáng đường thở. Khi kết hợp chúng với nhau, sự hiệp đồng tác dụng này sẽ giúp giảm ho, đờm, khó thở… vượt trội.
BoniDetox có công thức toàn diện
Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox vừa giúp giải độc phổi từ bên trong, vừa giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây bệnh mới, phòng ngừa hiệu quả cơn hen cấp tính tái phát.
BoniDetox được đánh giá ra sao?
Sau nhiều năm có mặt ở Việt Nam, BoniDetox đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay, Trưởng khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP HCM chia sẻ về biện pháp giúp giải độc phổi nhờ BoniDetox:
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay chia sẻ về biện pháp giúp giải độc phổi nhờ BoniDetox
Không chỉ vậy, BoniDetox còn được hàng vạn khách hàng tin tưởng, sử dụng và phản hồi tích cực:
Bác Nguyễn Thị The, 79 tuổi ở đội 5, thôn Hậu Xá, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, số điện thoại: 0356.929.241
Bác The chia sẻ về hiệu quả của sản phẩm BoniDetox
“Bác bị bệnh hen suyễn cách đây 10 năm rồi. Cơn hen xuất hiện khiến bác cứ bị khó thở, tức ngực và ho đờm dai dẳng. Mỗi lần như thế, bác dùng thuốc thì vài ngày nó hết rồi lại tái phát, nhất là khi trái gió trở trời. Bác đi khám, điều trị ở viện suốt, có lần cơn hen nặng, bác phải cấp cứu đến 9 ngày!”
“May thay có ông bạn giới thiệu cho bác sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Bác nhờ mua hộ và dùng 4 viên mỗi ngày. Sau khoảng nửa tháng đến một tháng, những cơn ho đã giảm hẳn, đờm cũng loãng, bật ra dễ hơn rất nhiều. Đến khi bác dùng 10 lọ BoniDetox thì không thấy ho đờm gì nữa, đường thở thông thoáng, dễ thở, người khỏe khoắn trở lại, bác có thể làm việc bình thường rồi. BoniDetox tốt thật đấy!”
Cô Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi), ở đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Cô Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi)
“Cô bị bệnh hen suyễn đã 5 năm nay. Mỗi lần có cơn hen suyễn, cô bị ho sặc sụa, tức ngực, cảm giác không thở nổi, da dẻ tím tái. Hết cơn khó thở là cô toát mồ hôi hột, dàn dụa nước mắt. Cô đi khám và dùng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn mà các cơn hen suyễn vẫn tái phát liên tục, cơ thể ngày càng gầy yếu xanh xao.”
“Nhờ có BoniDetox mà cô đã lấy lại được cuộc sống vui khỏe rồi. Sau khoảng 1 tháng sử dụng BoniDetox, nếu ở nhà thì cô không bị lên cơn hen suyễn nào nữa, hít thở bình thường, chỉ khi tiếp xúc với khói bụi thì cô mới thấy khó thở nhẹ thôi. Sau 3 tháng kiên trì dùng BoniDetox thì dù có đi đâu hay thay đổi thời tiết đi chăng nữa cô cũng không hề bị tái phát. Cô vẫn cẩn thận mang theo thuốc xịt bên người cho yên tâm, nhưng gần 1 năm nay cô chẳng phải dùng tới nó. BoniDetox hiệu quả thật đó!”
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết “thời tiết ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?”. Để phòng ngừa cơn hen tái phát, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng cần làm. Và BoniDetox sẽ giúp bạn làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Cách xử trí khi lên cơn hen suyễn và phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Dùng BoniDetox bệnh không đỡ ngay, tại sao ?