Mục lục [Ẩn]
Cá là loại thực phẩm vừa ngon, đa dạng cách chế biến vừa giàu dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với tính chất phải kiêng khem nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống, người bệnh gút thường băn khoăn rằng không biết bệnh gút ăn cá được không? Nếu được thì nên ăn loại cá nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi đó, mời các bạn cùng đón đọc.
Bệnh gút ăn cá được không?
Dinh dưỡng và lợi ích đến từ cá
Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, cá có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như các loại protein, iod, vitamin và nhiều loại khoáng chất. Đặc biệt các loại cá béo (còn gọi là cá dầu) như cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu,... là nguồn giàu acid béo Omega 3 - chất không thể thiếu cho sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh về tim, não, mắt… Cụ thể:
- Tăng cường sức khỏe của não bộ: Omega 3 là thành phần của màng tế bào não, giúp bảo vệ và tăng tính dẫn truyền của não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
- Omega 3 trong cá giúp giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Các vitamin và khoáng chất trong cá đều rất tốt cho sức khỏe. Trẻ em ăn nhiều cá sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Thêm nữa, cá còn là nguồn vitamin D cực kỳ tốt, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi, phòng ngừa các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp…
Ngoài ra, cá có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon. Vì vậy mà thực phẩm này luôn được ưa thích trong các bữa ăn. Tuy nhiên, cá cũng chứa đạm - chất mà người bệnh gút cần hạn chế. Vậy bệnh gút ăn cá được không?
Bệnh gút ăn cá được không?
Trước khi tìm hiểu “bệnh gút có ăn cá được không?”, bạn nên biết tại sao người bệnh gút cần hạn chế ăn thức ăn giàu đạm.
Tại sao bệnh gút cần hạn chế thức ăn giàu đạm?
Tại sao bệnh gút cần hạn chế thức ăn giàu đạm?
Bệnh gút xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, tạo thành các tinh thể muối urat lắng đọng ở các khớp, gây cơn đau cơn gút cấp. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gút có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận, đột quỵ,...
Do đó, sử dụng các biện pháp để hạ và duy trì nồng độ acid uric trong máu về ngưỡng an toàn (< 420 µmol/l) chính là nguyên tắc vàng trong điều trị bệnh gút.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tăng nồng độ acid uric trong máu đó là do người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ thoái biến và tạo thành acid uric, làm tăng nồng độ acid uric trong máu gây bùng phát cơn gút cấp và làm nặng hơn tình trạng bệnh. Do đó, bệnh nhân gút cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm có nhân purin.
Bệnh gút ăn cá được không?
Theo các chuyên gia đầu ngành, hàm lượng purin trong 100g thực phẩm được chia làm 3 nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm I (0 - 50mg): Ngũ cốc, bơ, sữa, trứng...
- Nhóm II (50 - 100mg): Thịt nạc, hải sản, gia cầm, đậu đỗ…
- Nhóm III (100 - 150mg): Nội tạng động vật, nấm, măng tây…
Trong đó, người bệnh gút có thể ăn nhiều thực phẩm trong nhóm I, hạn chế những món ăn trong nhóm II và kiêng nhóm III.
Cá có rất nhiều loại và thường phân chia thành 2 nhóm là cá nước mặn và cá nước ngọt. Hàm lượng đạm chứa purin của mỗi loại cá cũng khác nhau, ví dụ như:
Các loại cá |
Hàm lượng purin trung bình mg/100g |
Cá mòi |
345 |
Cá ngừ |
257 |
Cá cơm |
239 |
Cá trích |
210 |
Cá thu |
145 |
Cá tuyết |
109 |
Cá chép |
160 |
Cá rô |
110 |
Cá diêu hồng |
17 |
Như vậy, người bệnh gút ăn được những loại cá có hàm lượng purin thấp và trung bình. Các loại cá nước ngọt, sống ở sông, ao, hồ như cá rô đồng, cá trôi, cá diêu hồng, cá chuối (cá quả, lóc),… chính là sự lựa chọn an toàn cho bệnh nhân gút.
Theo đó, bệnh nhân gút cần hạn chế các loại cá biển có hàm lượng purin cao như cá mòi, cá ngừ, cá cơm, cá trích…
Bệnh gút có thể ăn một số loại cá nước ngọt
Các món ăn làm từ cá dành cho người bệnh gút
Người bệnh gút có thể ăn được một số loại cá đã nêu trên, nhưng cần lưu ý nên chế biến theo kiểu hấp, nướng thay cho chiên, rán và không ăn quá 100g cá/ngày, đồng thời chỉ nên ăn 2 - 3 bữa cá/tuần.
Một số món cá bệnh nhân gút có thể tham khảo như cá diêu hồng hấp xì dầu, cá hấp bia, cá hấp riềng sả…
Dưới đây là ví dụ về cách nấu món cá diêu hồng hấp xì dầu:
- Cá diêu hồng làm sạch, ướp gia vị vừa miệng. Pha nước xì dầu tùy sở thích.
- Đặt cá diêu hồng vào đĩa hấp, rắc gừng thái sợi lên trên và hấp trong 10 phút.
- Sau đó, tưới đều nước xì dầu lên thân cá, hấp thêm 5 phút.
- Bắc chảo lên bếp làm nóng chảo và cho 1 thìa dầu thực vật, thả tỏi băm nhuyễn vào phi vàng.
- Lấy cá diêu hồng hấp xì dầu ra, tưới tỏi phi vàng lên thân cá để cá có màu bóng đẹp và ngon hơn. Cuối cùng rắc hành lá thái nhỏ lên trên và thưởng thức.
Có thể thấy, người bệnh gút cần phải kiêng khem rất cẩn thận trong chế độ ăn uống để hỗ trợ kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên, với những bệnh nhân gút lâu năm, chỉ số acid uric máu cao thì nếu chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống thôi là chưa đủ. Thực tế, nhiều bệnh nhân đã kiêng khem nghiêm ngặt, nhưng vẫn thường xuyên bị tái phát cơn gút cấp và tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Hơn nữa, vì phải kiêng khem nhiều như vậy nên cơ thể họ ngày càng thiếu dinh dưỡng, sức khỏe ngày càng giảm sút.
Vậy, có cách nào vừa giúp hạ acid uric máu an toàn vừa giảm bớt sự khắt khe trong chế độ ăn kiêng hay không? Đáp án chính là sản phẩm viên uống BoniGut + của Mỹ.
BoniGut + - Tuyệt chiêu đẩy lùi bệnh gút hiệu quả đến từ Mỹ
BoniGut + - Tuyệt chiêu đẩy lùi bệnh gút hiệu quả đến từ Mỹ
BoniGut + được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của các thảo dược quý bao gồm quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn; giúp hạ acid uric máu hiệu quả. Nhờ đó, BoniGut + giúp cải thiện tốt bệnh gút, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh này gây ra.
Tác dụng cụ thể của 3 loại thảo dược trên đó là:
- Quả anh đào đen: Trong quả anh đào đen chứa anthocyanins có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Đồng thời, loại quả này còn giàu dưỡng chất như chất xơ, kali, đồng, magiê cũng như mangan, sắt, canxi, kẽm và phốt pho… vừa giúp hạ acid uric máu vừa giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp.
- Hạt cần tây: Thảo dược này có chứa 3-n-butylphthalide, vitamin K, folate, vitamin A, kali, vitamin C; có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme xúc tác cho chuyển hóa tạo thành acid uric, vì thế giúp ức chế sự hình thành acid uric trong máu. Bên cạnh đó, tính kiềm của hạt cần tây giúp trung hòa acid uric, đồng thời giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric hiệu quả.
- Hạt nhãn: Dịch chiết từ hạt nhãn có chứa hàm lượng cao các polyphenol như corilagin, acid galic và acid ellagic có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, do đó giúp làm giảm acid uric máu. Đồng thời, thảo dược này còn giúp chống viêm, cải thiện sự tăng trưởng của tế bào sừng của da, thúc đẩy làm lành vết thương mà không gây tổn hại các cơ quan bên trong cơ thể.
Không chỉ vậy, BoniGut + còn chứa các thành phần giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric như bách xù, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề; các thành phần giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả như gừng, tầm ma, kim sa, húng tây, bạc hà.
Tác dụng toàn diện của BoniGut +
Nhờ những thành phần ưu việt trên, BoniGut + giúp tác động đến mọi khía cạnh của bệnh gút:
- Giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát nhờ tác dụng giúp hạ acid uric theo 3 cơ chế:
- Trung hòa acid uric máu.
- Ức chế hình thành acid uric.
- Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric theo đường nước tiểu.
- Giúp chống viêm, giảm đau nhức trong cơn gút cấp, bảo vệ khớp trước các gốc tự do có hại.
- Giúp co nhỏ hạt tophi, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận,...
BoniGut + - Lấy lại niềm vui trong ăn uống cho người bệnh gút
Sau nhiều năm được phân phối tại Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn người bệnh gút không còn phải lo lắng cơn gút cấp, giúp họ ăn uống thoải mái hơn.
Chú Viên văn Lộc, 65 tuổi, ở căn hộ D, tầng 13 tháp A, chung cư 18 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0945113136.
Chú Viên Văn Lộc, 65 tuổi
Chú Lộc chia sẻ: “Cách đây khoảng 3 năm, chú lên cơn gút cấp, khớp đau dữ dội, kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, chủ yếu đau về đêm khiến chú không tài nào chợp mắt được, cứ khoảng 1 tháng chú bị đau 1 lần. Đến tháng 10/2016, chú đi khám thì acid uric đã lên tới 605 µmol/l, bác sĩ kê thuốc giảm đau col_chicin nhưng chú uống vào bị tiêu chảy nhiều lắm. Khổ hơn nữa là bệnh này cần kiêng ăn uống, chú là người rất thích ăn cá, nhưng chú không biết bệnh gút ăn cá có được không, sợ lên cơn đau nên chú chả dám ăn.”
“May mắn thay có người bạn giới thiệu cho vợ chú sản phẩm BoniGut + của Mỹ, hiệu quả rất tốt. Sau khi nghe vợ kể lại, chú liền mua 1 lọ về dùng thử với liều 6 viên/ngày. Khi dùng hết lọ ấy, chú thấy mức độ đau khớp không còn dữ dội nữa, cơn gút cấp cũng qua nhanh, chỉ kéo dài hơn 1 ngày thôi. Chú tiếp tục mua BoniGut + về sử dụng. Sau 1 tháng, chú không còn thấy cơn gút cấp nữa, vì vậy mà chú được ngủ ngon giấc, sức khỏe cũng tốt lên. Chú nhớ là 6/2017, chú đi đo acid uric thì chỉ còn 342 µmol/l. Hay nhất là từ khi dùng BoniGut +, chú không gặp tác dụng phụ nào, đặc biệt là chú không còn phải kiêng khem nhiều như trước nữa, đôi khi chú vẫn ăn bữa cá, tôm hay uống cốc bia cũng chẳng sao. Chú cảm ơn BoniGut + nhiều lắm!”
Bác Trần Hùng, 75 tuổi, điện thoại: 0397.270.189, địa chỉ: Số 5, ngách 121/4, tổ 17, phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.
Bác Trần Hùng, 75 tuổi
Bác Hùng chia sẻ: “Vào tháng 6/2012, lần đầu tiên bác bị một trận đau nhớ đời, ngón chân cái sưng đỏ, đau nhức nhối. Đúng 1 tuần trời bác chỉ nằm trên giường, ăn uống vệ sinh, vợ con phải phục vụ tận nơi. Tầm giữa tháng 7/2012, cơn đau lại lặp lại, bác mới đi khám và biết mình bị gút, chỉ số acid uric lên tới gần 600 µmol/l, bác sĩ kê col_chicin nhưng bác dùng được 3 ngày thì bị tiêu chảy quá trời, mà chân lại sưng đau không dậy đi vệ sinh được, khổ lắm.”
“Liên tiếp 2 năm sau, bác cố gắng dùng thuốc tây và ăn uống kiêng khem rất cẩn thận, dù thích ăn cá nhưng bác không biết bệnh gút ăn cá được không nên bác kiêng hết, vậy mà cơn gút cấp vẫn xuất hiện đều đặn 1 tháng 1 lần. May thay có người giới thiệu cho bác sản phẩm BoniGut +, đang cơn đau nên bác mua về dùng ngay với liều 6 viên/ngày. Sau 5 ngày thấy hết đau, bác giảm xuống liều 4 viên. Qua 2 tháng nữa, cơn gút cấp không hề tái lại nên bác tiếp tục giảm xuống liều 2 viên và duy trì đến nay được 3 năm rồi. Vì không thấy cơn gút cấp nên bác cũng chưa hề quay lại bệnh viện lần nào để đo acid uric vì có đau đâu mà khám. Không đau nên đầu gối hay mắt cá chân, ngón chân cũng chẳng sưng nữa, bác đi lại được bình thường rồi. Cái hay nhất đó là bác uống BoniGut + không hề bị tác dụng phụ gì, đồng thời bác cũng không phải kiêng khem nhiều nữa, thỉnh thoảng bác có ăn bữa cá hay uống vài chén rượu cho đỡ thèm mà cũng không hề gì. BoniGut + tốt thật đấy.”
Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được “Bệnh gút ăn cá được không?” cũng như nắm được tuyệt chiêu đẩy lùi hiệu quả bệnh gút đến từ BoniGut +. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: