Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Ngủ quá nhiều hay quá ít đều làm tăng nguy cơ xơ phổi

Thứ năm, 27-02-2020 14:32 PM

 

Xơ phổi vô căn là bệnh lý ở phổi khiến các mô trong phổi bị cứng, xơ hóa. Phổi bị xơ hóa khiến người bệnh gặp khó khăn khi hít thở. Khi xơ phổi làm hạn chế một số chức năng của phổi thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, viêm phổi, thuyên tắc phổi, tăng huyết áp động mạch phổi... Ngoài ra, còn khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau khi phổi bị nhiễm trùng, suy tim hoặc thuyên tắc phổi.

 

Một nghiên cứu cho thấy việc ngủ không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị xơ phổi lên gấp 2-3 lần.

 

Xơ phổi là gì?

 

Kết quả hình ảnh cho bệnh xơ phổi

   

    Xơ phổi là bệnh phổi mãn tính xảy ra khi các mô ở sâu bên trong phổi bị tổn thương, dày lên và cứng hơn do bị mất tính co giãn, tạo thành sẹo.

 

Bệnh được chia thành 3 loại, gồm:

  • Xơ phổi thứ phát: Tổn thương sau khi bị lao phổi, bệnh phổi, viêm phổi hoặc nhồi máu phổi.

  • Xơ phổi khu trú: Do hít phải hóa chất độc hại, chất kích thích như silica, bụi than…

  • Bệnh phổi mô kẽ lan tỏa hay xơ phổi vô căn, viêm phế năng dị ứng ngoại lai.

 

Nguyên nhân gây xơ phổi

Bệnh xơ phổi do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có:

 

  • Bức xạ: Người đang phải xạ trị để chữa ung thư

  • Dùng thuốc: Nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến phổi như thuốc hóa trị, thuốc tâm thần, thuốc trị rối loạn nhịp tim.

  • Làm việc trong môi trường độc hại phải tiếp xúc với sợi amiăng, bụi silic, phơi nhiễm kéo dài với mía đường, bụi ngũ cốc…

  • Hút thuốc lá, thuốc lào thường xuyên hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài.

  • Di truyền

  • Độ tuổi từ 50 – 70 tuổi có nguy cơ bị xơ phổi cao hơn lứa tuổi khác

  • Người bị trào ngược dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh xơ phổi

  • Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, bệnh xơ phổi tự phát không rõ nguyên nhân.

 

Triệu chứng xơ phổi

   Dấu hiệu triệu chứng của xơ phổi có thể xuất hiện âm ỉ, tiến triển từ từ. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh có thể bùng phát cấp tính rồi thuyên giảm hoặc tái phát rồi thuyên giảm liên tục nhiều lần. Các biểu hiện chung của người bệnh xơ phổi:

 

  • Đau tức ngực

  • Khó thở, thở mệt

  • Mệt mỏi

  • Ho kéo dài, ho ra máu

  • Nghe phổi có tiếng ran nổ nhỏ hạt cuối mỗi khi bệnh nhân hít vào

  • Ngón tay dùi trống và bị tím tái

 

Biến chứng của xơ phổi

  • Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc bệnh xơ phổi gồm:

  • Oxy máu thấp: Phá vỡ hoạt động của cơ thể, đe dọa tính mạng người bệnh.

  • Suy tim phải: Xảy ra khi tâm thất phải bơm mạnh hơn bình thường để di chuyển máu qua động mạch phổi đang bị tắc nghẽn.

  • Tăng áp động mạch phổi: Cực kỳ nghiêm trọng, bệnh tiến triển từ từ trở nên tồi tệ, sau cùng gây tử vong.

  • Suy hô hấp: Xảy ra ở giai đoạn cuối của xơ phổi, mức oxy trong máu giảm thấp gây rối loạn nhịp tim, bất tỉnh.

 

Trục trặc đồng hồ sinh học làm tăng nguy cơ bị xơ phổi

 

mất ngủ tăng nguy cơ xơ phổi

 

   Các nhà khoa học thuộc Đại học Manchester, Anh đã phát hiện ra rằng: Những người thường xuyên ngủ hơn 11 giờ hoặc dưới 4 giờ bị xơ phổi thường xuyên hơn gấp 2 - 3 lần so với những người ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi ngày.

 

Các nguyên nhân chính gây xơ phổi là tác động độc hại của thuốc, chấn thương, phóng xạ và quá trình truyền nhiễm. Tuy nhiên, các tác giả của công trình nghiên cứu mới này tin rằng sự phát triển của xơ phổi có thể bị ảnh hưởng bởi sự trục trặc của đồng hồ sinh học cơ thể. Mối liên hệ giữa thời gian ngủ bất thường và xơ phổi tương tự như các yếu tố nguy cơ đã biết khác của chứng bệnh này.

 

    Thường xuyên ngủ quá ngắn (4 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày) làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển xơ phổi, còn ngủ quá lâu (11 giờ trở lên) làm tăng nguy cơ này gấp 3 lần. Nguy cơ gia tăng cũng được ghi nhận ở những người làm việc vào ca đêm và ở những người có thời gian ngủ bình thường ở mức trung bình nhưng đi ngủ rất muộn.

 

   Ở cấp độ sinh hóa, các nhà khoa học giải thích thực tế này bằng biểu hiện thay đổi của một trong những gien được gọi là gien đồng hồ sinh học - REVERBα. Protein được mã hóa bởi gien này ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình các tế bào trung mô tổng hợp collagen, góp phần hình thành sẹo.

 

    Nhà nghiên cứu John Blaikeley thuộc Đại học Manchester, Anh, khẳng định xơ phổi là một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, hiện không thể chữa khỏi được. Do đó, việc phát hiện ra thực tế là đồng hồ sinh học đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của bệnh lý, mở ra những hướng mới để điều trị và phòng ngừa tình trạng này.

 

6 cách để điều chỉnh đồng hồ sinh học

Thức dậy đúng giờ

    Nhờ duy trì các thói quen sinh hoạt điều độ, đồng hồ bên trong cơ thể sẽ điều chỉnh sự tiết hormone, các hoạt động sinh lý và chuẩn bị cho giấc ngủ ngon. Việc chuẩn bị này không thể kiểm soát bằng ý chí của bản thân. Nhiều người cảm thấy khó thức dậy vào buổi sáng mỗi khi đến mùa thu hay mùa đông khi thời gian chiếu sáng của mặt trời bị rút ngắn. Vào những mùa ít ánh nắng mặt trời, thời gian bài tiết ra melatonin – hormone liên quan đến giấc ngủ thường bị kéo dài hơn bình thường và sự tiết melatonin sẽ ngừng khi có ánh sáng. Ngoài ra, nếu bạn không thức dậy vào một thời gian cố định hàng ngày, thời gian tiết ra melatonin cũng sẽ thay đổi. 

 

   Do đó, mỗi sáng, bạn cần phải thức dậy vào cùng một thời điểm và đón ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để điều chỉnh đồng hồ sinh học và giúp cơ thể có giấc ngủ ngon.

 

Ăn sáng đầy đủ và không ăn khuya

    Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để có thể bình thường hóa đồng hồ sinh học của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn thêm bữa ăn khuya, đồng hồ sinh học sẽ bị phá vỡ, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường tuýp 2. 

 

   Để có thể cân bằng được đồng hồ sinh học, cần phải có chế độ ăn uống điều độ và điều quan trọng chính là không được ăn khuya. Phải mất từ 2 đến 3 giờ để dạ dày có thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Ăn khuya có thể làm tăng hoạt động tiêu hóa ở dạ dày, đánh thức vỏ não và gan, dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn.

 

Tập thể dục vừa phải giúp đem lại giấc ngủ ngon

   Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tích cực tập thể dục và vận động cơ thể trong ngày sẽ có được giấc ngủ ngon hơn. Thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn giúp phòng ngừa và đối phó với bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.

 

Tắm trước khi ngủ 1 – 2 tiếng để làm ấm cơ thể

   Trước khi ngủ, nếu bạn làm ấm cơ thể từ sâu bên trong và sau đó để thân nhiệt giảm dần xuống, bạn có thể dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Tắm có tác dụng làm ấm, tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời, giống như tập thể dục. Tắm trước khi ngủ từ 1 – 2 tiếng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và cải thiện tình trạng mất ngủ.

 

Điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng ánh sáng

 

tắm nắng điều chỉnh đồng hồ sinh học

 

   Tắm nắng vào buổi sáng sẽ giúp thiết lập lại nhịp sinh học 24 giờ của cơ thể. Do đó, buổi sáng khi thức dậy, hãy kéo rèm lên để ánh sáng tự nhiên vào trong phòng. Ngược lại, vào ban đêm, nếu tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng mạnh, giấc ngủ cũng sẽ bị xáo trộn. Ánh sáng vào ban đêm sẽ làm trì hoãn đồng hồ cơ thể, và càng về sau, sức ảnh hưởng sẽ càng lớn. Ngay cả khi bạn để ánh sáng trong nhà với độ chiếu sáng thấp cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng ban đêm.

 

Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

    Bạn cần chú ý đến các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, máy tính bàn, TV… vì ánh sáng xanh có bước sóng ngắn của các thiết bị này rất dễ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Trong đó, smartphone lại thường xuyên được để gần mắt chúng ta nhất nên cũng có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Do đó, không sử dụng điện thoại di động trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon hơn.

 

   Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh xơ phổi, rối loạn đồng hồ sinh học cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì,….. Tuy nhiên, chỉ cần nỗ lực rèn luyện một chút theo các cách trên bạn không chỉ dễ dàng thiết lập lại chiếc đồng hồ sinh học bên trong cơ thể mình, mà còn có thể cải thiện được sức khỏe, giúp mình có được những giấc ngủ ngon hơn bao giờ hết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

 

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc