Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ước tính khoảng 4,1% ở người trên 40 tuổi và đang có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng. Để kiểm soát tốt căn bệnh này, bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì tập thể dục đều đặn, vừa sức là rất cần thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một đối tượng đặc biệt, vì thế, chế độ luyện tập với họ cũng cần có những lưu ý đặc biệt. Để tìm hiểu cụ thể vấn đề này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Chế độ tập luyện cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Tập thể dục mang đến lợi ích gì cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn của luồng khí trong phổi do khí phế thũng (giãn phế nang) và/hoặc viêm phế quản mãn tính. Từ đó, chức năng hô hấp của phổi bị suy giảm, gây ra các triệu chứng khó thở, ho, tăng tiết đờm nhầy và thở khò khè.
Tập thể dục đúng cách mang đến những lợi ích tuyệt vời cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cụ thể bao gồm:
- Giúp các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giảm bớt nhu cầu oxy, cải thiện triệu chứng khó thở cho bệnh nhân.
- Giúp cơ thể dẻo dai, lâu mệt hơn, tăng cường sức đề kháng.
- Giúp các bắp thịt chắc khỏe hơn, chống loãng xương, teo cơ cứng khớp…
Tuy nhiên, nếu người bệnh tập luyện không đúng cách, không lựa chọn được những môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng bệnh của mình thì tác dụng sẽ hoàn toàn ngược lại. Thậm chí trong một số trường hợp còn gây kiệt sức, làm trầm trọng hơn tình trạng khó thở, chấn thương và thậm chí là tử vong.
Vậy chế độ luyện tập cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào là hợp lý và mang lại hiệu quả cao? Mời các bạn hãy tiếp tục theo dõi phần sau của bài viết.
Khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Chế độ tập luyện cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Mỗi buổi tập của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên kéo dài tối thiểu 30 phút, gồm 3 giai đoạn là:
Khởi động
Bước khởi động giúp làm tăng dần nhịp tim, nhịp thở và thân nhiệt để cơ thể thích nghi với vận động, chuẩn bị cho phần vận động chính. Các động tác khởi động bao gồm:
- Đứng thẳng, dang tay ngang vai, đặt bàn tay chạm bờ vai rồi xoay người sang trái, hít vào; sau đó trở về tư thế ban đầu và thở ra. Tiếp tục lặp lại các động tác như vậy nhưng xoay sang phải. Thực hiện 10 lần.
- Đứng thẳng, đưa 2 tay ra trước, xoay người sang trái, hít vào rồi trở về tư thế ban đầu và thở ra. Sau đó, lặp lại động tác này nhưng xoay người sang phải. Thực hiện 10 lần.
- Đứng thẳng, đưa 2 tay giơ lên cao, hít vào rồi trở về tư thế ban đầu và thở ra, lặp lại 10 lần.
Với những bệnh nhân COPD không đứng được lâu thì có thể khởi động khi ngồi trên ghế như sau:
- Giơ 2 tay lên cao, xoay người đưa bàn tay phải chạm chân trái, hít vào. Sau đó trở về tư thế ban đầu và thở ra. Tiếp theo, lặp lại động tác như vậy với tay trái chạm chân phải. Thực hiện 10 lần.
- Tay giữ ghế, nâng chân phải lên cao, gối gập và hít vào. Sau đó trở về tư thế ban đầu và thở ra. Tiếp theo, lặp lại động tác với chân trái. Thực hiện 10 lần.
Thực hiện bài tập
Các bài tập phù hợp với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gồm có:
- Bài tập cho tay giúp tăng cường sức lực, độ dẻo dai cho các bắp thịt ở vai và cánh tay, hỗ trợ cho các động tác hô hấp và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
- Bài tập cho chân giúp tăng cường sức lực cho các bắp thịt ở chân, cải thiện chức năng tim - phổi, giúp cơ thể có được sức bền cần thiết, người bệnh lâu mệt hơn khi phải gắng sức,...
Để đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh COPD còn cần chú ý kết hợp hài hòa giữa vận động giúp tăng sức bền và tăng sức cơ, cụ thể:
- Vận động tăng sức bền: Thực hiện các động tác có nhịp độ nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại để giúp cơ thể bền bỉ, dẻo dai, có sức chịu đựng tốt:
+ Bài tập cho tay: Sử dụng máy tập quay tay...
+ Bài tập cho chân: Đi bộ, đạp xe,...
Đi bộ là bài tập tốt cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Vận động tăng sức cơ: Thực hiện các động tác có tính kháng lực để tăng cường sức lực của các nhóm cơ cần thiết:
+ Bài tập cho tay: Nâng tạ, ban đầu có thể nâng các vật nhẹ thay cho tạ, có trọng lượng khoảng 500g như chai nước, sau đó tăng dần lên các tạ 1kg, 2kg,...;
+ Bài tập cho chân: Tập giữ thăng bằng, tập ngồi - đứng, đi cầu thang,...
Thư giãn
Sau khi thực hiện các bài tập vận động chính, bệnh nhân COPD cần thực hiện các động tác nhẹ nhàng, chậm dần giúp làm giảm dần nhịp tim, nhịp thở để cơ trở lại trạng thái bình thường trước khi dừng tập.
Các động tác thư giãn là:
- Đứng ở cửa ra vào, bàn tay và vai đặt trong khung cửa, 1 chân bước ra ngoài rồi đẩy người về phía trước cho tới khi cảm thấy căng cơ ngực.
- Ngồi trên giường, 1 chân duỗi thẳng. Sau đó, gập người về phía trước, giữ thẳng khớp gối cho tới khi cảm thấy đau ở khoeo chân.
- Gập cánh tay, đưa khuỷu tay lên cao, để gần tai rồi dùng bàn tay còn lại đẩy nhẹ khuỷu tay về phía sau cho tới khi có cảm giác căng đau.
Các động tác thư giãn trong chế độ tập luyện của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Những lưu ý trong chế độ tập luyện cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Để thu được hiệu quả tốt từ quá trình tập luyện, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần lưu ý những điểm sau đây:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp trước khi bắt đầu tập luyện: Mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác biệt về thể trạng, mức độ bệnh, các bệnh lý mắc kèm,... nên sẽ có loại hình vận động, cường độ và tốc độ luyện tập riêng.
- Chỉ nên tập luyện vừa sức mình, khi cảm thấy mệt lúc đang tập, có thể tạm nghỉ một thời gian ngắn rồi tiếp tục vận động.
- Kiên trì tập luyện đều đặn, mỗi tuần ít nhất 3 buổi, mỗi buổi ít nhất 30 phút.
- Uống đủ nước trong lúc tập, không ăn quá no trong vòng 1 - 2 giờ trước khi tập.
- Trong khi tập, nên kết hợp thực hiện động tác thở chúm môi với thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào.
- Nếu khó thở trong lúc tập, nên thở chậm lại, tập trung thở chúm môi để có đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.
- Ngưng tập nếu xuất hiện các triệu chứng: Đau ngực, khó thở nhiều và không cải thiện sau khi dừng tập vài phút, lảo đảo, choáng váng, vã mồ hôi,...
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần uống đủ nước trong quá trình tập luyện
Lời khuyên của chuyên gia để bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được kiểm soát một cách tối ưu
Chia sẻ về biện pháp giúp cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, TS.BS Vũ Thị Khánh Vân, Nguyên CN Khoa A9, Bệnh viện YHCT Quân đội cho biết:
“Để cải thiện toàn diện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tập thể dục đúng cách thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà người bệnh không thể bỏ qua đó chính là áp dụng biện pháp giúp giải độc phổi”.
“Bởi phổi bị nhiễm độc do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,... vừa là nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vừa là tác nhân khiến căn bệnh này ngày càng trầm trọng và khó điều trị hơn, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như: Tràn khí màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải, đa hồng cầu, ung thư phổi,...”
“Để giải độc, bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho phổi hiệu quả, người ta ưu tiên sử dụng các thảo dược tự nhiên bởi tính an toàn mà rất hiệu quả như xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italia, baicalin trong hoàng cầm, cúc tây, xuyên bối mẫu, fucoidan từ tảo nâu… Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm BoniDetox kết hợp tất cả các loại thảo dược trên, mang đến hiệu quả đột phá cho những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.”
Chia sẻ của TS.BS Vũ Thị Khánh Vân về biện pháp giúp cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
BoniDetox - Bí quyết sống khỏe của người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược tự nhiên, tạo thành công thức toàn diện, mang đến hiệu quả vượt trội cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Cụ thể thành phần của BoniDetox bao gồm:
- Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá Oliu và Baicalin (trong hoàng cầm). Các thảo dược này khi kết hợp với nhau sẽ hiệp đồng tác dụng, giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do, đặc biệt là giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương hiệu quả.
- Các thảo dược giúp tăng cường khả năng bảo vệ của phổi: Xuyên bối mẫu, cúc tây. Trong đó, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các độc tố ra ngoài môi trường trước khi chúng kịp tấn công sâu vào trong phổi. Còn cúc tây giúp làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp tiêu diệt và loại bỏ độc tố ngay khi chúng mới tiến vào phổi.
- Các thảo dược làm giảm triệu chứng: Tỳ bà diệp, bồ công anh, lá bạch đàn. Các thảo này giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản. Nhờ đó, BoniDetox giúp giảm nhanh các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở cho người bệnh COPD.
- Thành phần giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả: Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen, phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả.
Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniDetox
Không những vậy, hiệu quả BoniDetox còn được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới - công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDetox có kích thước đồng nhất, độ ổn định cao, loại bỏ được tối đa tạp chất, khả năng hấp thu có thể lên tới 100%, mang đến tác dụng tối ưu cho người sử dụng.
Nhờ đó, BoniDetox chính là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giúp giải độc phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp, đồng thời giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniDetox
BoniDetox đã và đang được hàng ngàn người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tin tưởng sử dụng. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã sử dụng sản phẩm:
Bác Tạ Ngọc Thuận (71 tuổi), ở thôn Đinh Xá 5, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, điện thoại: 0918297758.
Bác Tạ Ngọc Thuận (71 tuổi)
“Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khiến bác bị ho kéo dài, có đợt ho khủng khiếp, khạc đờm vàng đặc sánh đến sợ. Bác thường xuyên bị khó thở, tức ngực, thở gấp gáp. Dù đã dùng thuốc và tập thể dục đều đặn theo đúng lời dặn của bác sĩ nhưng tình trạng bệnh của bác chẳng thuyên giảm là bao.”
“Thật may mắn vì bác được biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ nên mua về dùng thử với liều 4 viên mỗi ngày. Sau 1 tháng, bác thấy giảm ho, đờm loãng hơn trước, không còn màu vàng đặc quánh nữa mà đã trắng và trong rồi. Khi bác kiên trì dùng BoniDetox hết 5 tháng thì không còn đờm, ho nữa, tình trạng khó thở cũng giảm hơn trước nhiều, bác leo được cả cầu thang cơ mà. So với người khỏe mạnh bình thường, bác thấy mình đã đạt được khoảng 80-90% của họ rồi. Bác mừng lắm!”
Bác Nguyễn Duy Tuyên (78 tuổi), ở số 148 phố Trung Phụng, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: 0912.175.893
Bác Nguyễn Duy Tuyên, 78 tuổi
“Bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất lâu rồi nên thường xuyên phải ho thốc lên để khạc đờm ra nhưng vẫn rất khó khăn. Từ năm 2000 trở đi, bệnh bắt đầu trở nặng, một năm bác có thể phải đi cấp cứu 2 lần vì tắc nghẽn đường thở, không thở được, người cứ ngất lịm đi. Bác chạy chữa khắp nơi, uống rất nhiều loại thuốc, kết hợp tập luyện hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng bệnh tình vẫn không được cải thiện.”
“Tình cờ, bác được biết đến sản phẩm BoniDetox của Mỹ nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày. Khi sử dụng hết lọ đầu tiên, bác thấy cơn ho ngớt hẳn, khạc đờm dễ hơn rất nhiều. Sau 2 tháng dùng BoniDetox đều đặn, bác thấy đường thở thông thoáng, không còn bị tắc nghẽn, ngực không còn cảm giác bị gò bó, bác hít vào thở ra nhẹ nhàng. Bác cũng hết hẳn đờm, không còn ho hắng gì nữa. BoniDetox hiệu quả thật đó!”
Những điều cần biết về chế độ tập luyện cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết trên. Để cải thiện toàn diện bệnh lý này, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng không thể bỏ qua. Và sản phẩm BoniDetox của Mỹ sẽ giúp người bệnh làm được điều đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: