Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Dùng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn để phòng dịch mới đúng?

Thứ hai, 09-03-2020 15:18 PM

Mục lục [Ẩn]

   Bàn tay không sạch có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và tác nhân gây bệnh như cúm, tiêu chảy… Do vậy rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe chúng ta.

   Tuy nhiên, rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn mới phòng chống tốt nhất mới là băn khoăn của nhiều người hiện nay.

Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!

Rửa tay với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn tốt hơn?

Rửa tay với xà phòng và nước sạch là phương pháp vệ sinh tốt nhất

    Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), rửa tay với xà phòng và nước sạch được cho là cách vệ sinh tốt nhất, vừa giúp giết chết vi trùng, loại bỏ nhiều bụi bẩn, mảnh vụn cũng như các mầm bệnh. Tất nhiên, rửa tay bằng xà phòng và làm sạch hoàn toàn với nước sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh từ virus, vi khuẩn.

   Tuy nhiên, một điểm bất lợi khi sử dụng xà phòng là bạn không thể mang đi xa, đặc biệt ở những nơi không có nước rửa lại. Vì thế, trước khi ra khỏi nhà hoặc sau khi về đến nhà, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức để loại bỏ tất cả những mầm bệnh gây hại cho cơ thể đang trú ngụ trong bàn tay của bạn.

Nước rửa tay khô hay dung dịch sát khuẩn vẫn là lựa chọn đúng nếu bạn không thể rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức cũng như không có nước sạch rửa tay

  Mặc dù thời gian gần đây nhiều người đổ xô đi mua nước rửa tay khô với giá cả đắt đỏ để phòng tránh virus corona tấn công là điều không cần thiết, tuy nhiên không thể phủ nhận những lợi ích mà nước rửa tay khô đem lại. Chúng đặc biệt hữu ích khi bạn không có xà phòng và nước sạch để rửa tay đúng chuẩn theo những bước trên theo quy trình. Khi đi ra ngoài đường, mang theo một chai nhỏ chứa nước rửa tay khô được coi là lựa chọn tốt hơn cả.

 

Phòng bệnh viêm phổi cấp do virus corona: Dùng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn mới đem lại hiệu quả tốt nhất

 

    Nhược điểm phổ biến duy nhất của dung dịch sát trùng tay là vì có chứa thành phần cồn nên nó có thể làm khô tay bạn và dẫn đến kích ứng nếu bạn sử dụng thường xuyên hoặc da bạn quá nhạy cảm.

   Tuy nhiên, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, mặc dù dùng xà phòng và nước sạch để vệ sinh hay dùng dung dịch sát khuẩn đều tốt nhưng điều quan trọng hơn chính là việc rửa tay đúng cách.

    Những hành động chà rửa, xối nước đến từng ngón tay, cách rửa tay đúng chuẩn như thế nào đã từng được WHO khuyến cáo. Làm đúng theo những bước đó thì việc rửa tay phòng chống virus corona chắc chắn sẽ hiệu quả hơn.

Tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách

  Khảo sát của Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc cho thấy: có từ 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Hành động đưa tay không sạch dụi mắt, miệng, chạm mặt… vô tình mang vi khuẩn, virus vào cơ thể, gây nhiều bệnh nguy hiểm.

   Rửa tay là “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng chống dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo thực hiện. Người dân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ cần xây dựng kỹ năng và thói quen rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

 

rửa tay đúng cách

Rửa tay đúng cách là “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản và tiết kiệm nhất để phòng chống dịch bệnh

 

    Rửa tay với nước không chưa đủ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bởi nước chỉ làm trôi những vết bẩn nhìn thấy được nhưng không diệt được virus, vi khuẩn. Bàn tay sau khi rửa với nước không vẫn chứa nhiều mầm bệnh. Trong đó có các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như SARS, Cúm A (H5N1, H1N1)…

   Các nhà khoa học cho biết: “Rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. Nó có thể làm giảm một nửa số ca tiêu chảy trên thế giới, giảm 1/2 các ca tử vong do viêm phổi và 1/4 các ca bệnh liên quan đến hô hấp”.

6 bước rửa tay đúng cách

 

6 bước rửa tay đúng cách

Quy trình rửa tay của Bộ Y Tế

 

  • Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

  • Bước 3: Chà hai  lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.

  • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

  • Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái).

  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay.

Chú ý: Rửa tay bằng nước và xà phòng khi bàn tay có vết bẩn. Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu 30 giây. Các bước 2, 3, 4, 5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần.

Thời điểm nào cần phải rửa tay?

Luôn luôn rửa tay trước khi:

– Khi ăn uống

– Chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm

– Điều trị vết thương hoặc chích thuốc

– Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương

– Đeo hoặc gỡ kính áp tròng

Luôn luôn rửa tay sau khi:

– Chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là nguyên liệu thô

– Sử dụng nhà vệ sinh

– Chạm vào động vật, đồ chơi, dây xích, chất thải

– Xì mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn

– Chạm vào người bệnh hay vết thương

– Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm như giẻ lau hoặc giày bẩn

– Rửa tay bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.


   Việc sử dụng dung dịch sát khuẩn hay xà phòng đều mang lại hiệu quả  tác dụng như nhau, giúp loại bỏ được những vi khuẩn, nấm hay mầm bệnh do virus gây ra nếu sử dụng đúng cách. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi đi ra ngoài bạn phải mua dung dịch rửa tay khô với giá cao ngất tại một số cửa hàng đang rao bán. Bạn nên lựa chọn những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để mua hàng, giá cả hợp lý, vừa bảo vệ tốt sức khỏe cho gia đình vừa an tâm khi sử dụng. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc