Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?

Thứ bảy, 18-07-2020 10:46 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Tiểu đêm nhiều lần có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tình trạng này không chỉ gây ra phiền toái cho người bệnh mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ “Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?”, “Tiểu đêm nhiều lần nguy hiểm như thế nào?”. Ngoài ra bài viết cũng sẽ gợi ý cho độc giả những cách để giảm số lần đi tiểu đêm. Mời quý độc giả đọc bài viết.

 

Tiểu đêm nhiều lần rất nguy hiểm

Tiểu đêm nhiều lần rất nguy hiểm

 

Tiểu đêm nhiều lần là gì?

   Tiểu đêm nhiều lần là tình trạng thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, số lần đi tiểu vào ban đêm là  trên 2 lần.

    Đây là tình trạng thường gặp không chỉ là những người trung niên, người cao tuổi mà hiện nay tiểu đêm nhiều lần còn thấy ở cả người trẻ tuổi, phụ nữ và trẻ em.

 

Nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần

   Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần bao gồm: nhóm nguyên nhân không phải bệnh lý, nhóm nguyên nhân bệnh lý.

Nhóm nguyên nhân không phải bệnh lý

Những nguyên nhân không phải bệnh lý bao gồm:

  • Tuổi tác: Ở người cao tuổi, cơ thể dần đi vào lão hóa, khả năng hoạt động của các cơ quan dần suy giảm. Người cao tuổi thường phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm là do cơ thể giảm sinh hormon bài niệu (ADH) làm cho nước tiểu được sản xuất nhiều hơn. Ngoài ra ở người cao tuổi, cơ bàng quang dần suy yếu và lỏng lẻo khiến cho khả năng giữ nước tiểu kém đi dẫn đến đi tiểu nhiều lần.
  • Mang thai: Ở phụ nữ mang thai, thai nhi chèn ép vào bàng quang gây ra căng tức, tạo cảm giác muốn đi tiểu. Ngoài đi tiểu nhiều lần vào ban ngày và ban đêm, tiểu rắt cũng là tình trạng bà bầu thường gặp phải.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Người có thói quen thức đêm nhiều hoặc có thói quen uống các loại thức uống như trà, cafe,... vào buổi tối rất dễ tiểu đêm do các loại đồ uống này có tác dụng lợi tiểu, làm tăng sản xuất nước tiểu. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ cũng gây ra tình trạng tiểu đêm.
  • Stress, căng thẳng thường xuyên: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến cho tình trạng tiểu đêm ngày càng nặng hơn, biểu hiện bằng việc tăng số lần đi tiểu về đêm.

 

Căng thẳng kéo dài có thể gây ra tiểu đêm nhiều lần

Căng thẳng kéo dài có thể gây ra tiểu đêm nhiều lần

 

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Những bệnh lý khiến cho bệnh nhân phải đi tiểu đêm nhiều lần bao gồm:

  • Bàng quang tăng hoạt (OAB): Bệnh này còn được gọi là bàng quang kích thích. Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người mắc chứng này có bàng quang rất nhạy cảm, co bóp ngay cả khi bàng quang chưa đầy nước tiểu. Điều này khiến cho bệnh nhân buồn tiểu và phải đi tiểu liên tục ngay cả ngày lẫn đêm.
  • U xơ tuyến tiền liệt (hay còn gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt): Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần ở nam giới trung niên nhiều nhất. Ở bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt, khối u xơ chèn ép lên bàng quang gây ra cảm giác buồn tiểu. Ngoài ra tình trạng tiểu rắt cũng khiến cho bệnh nhân buồn tiểu liên tục vào cả ban ngày và ban đêm.
  • Các bệnh lý liên quan đến thận: Những bệnh lý liên quan đến thận như suy thận, viêm thận, viêm bàng quang cũng có thể gây ra tiểu đêm nhiều lần.
  • Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như tiểu đường, suy tim, Parkinson cũng có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm.

    Tiểu đêm nhiều lần rõ ràng đã gây ra rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Vậy tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không? Nguy hiểm như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu tiếp ở phần sau của bài viết.

 

Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?

    Tiểu đêm nhiều lần vừa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vừa gây hại đến sức khỏe của bệnh nhân. Những hệ quả bệnh nhân phải chịu đựng bao gồm:

  • Mất ngủ: Mỗi đêm thức dậy 3-4 lần đi tiểu khiến cho bệnh nhân không thể ngủ ngon giấc. Những người bị khó ngủ không thể ngủ lại sau khi đi tiểu. Có những bệnh nhân mỗi đêm chỉ ngủ được 2-3 tiếng thậm chí ít hơn. Giấc ngủ vào ban đêm vốn rất quan trọng, giúp hồi phục sức khỏe sau 1 ngày dài hoạt động. Ngủ chập chờn hoặc mất ngủ cả đêm khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, lờ đờ và không thể làm việc vào ngày hôm sau. Nếu bệnh nhân là lao động chính trong gia đình, tiểu đêm có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế gia đình.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ hoặc mắc các bệnh khác: Thống kê cho thấy người bị mất ngủ thường xuyên có nguy cơ đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Gặp tai nạn khi đi tiểu vào ban đêm: Ban đêm trời tối, thêm vào đó người bệnh khi mới thức dậy không tỉnh táo nên có thể vấp ngã hoặc trượt ngã ở trong nhà vệ sinh rất nguy hiểm.

 

Nguy cơ té ngã khi đi tiểu vào ban đêm là rất cao

Nguy cơ té ngã khi đi tiểu vào ban đêm là rất cao

 

  • Tiểu đêm không chỉ nguy hiểm cho người bệnh mà còn ảnh hưởng nhiều đến người nhà, nhất là người ngủ cùng bệnh nhân. Khi bệnh nhân lục đục dậy đi vệ sinh, người nhà cũng mất ngủ theo. Có nhiều trường hợp chỉ 1 người mắc chứng tiểu đêm cũng làm cả nhà mất ngủ.
  • Ngoài ra thống kê cho thấy, nam giới có tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần kéo dài có nguy cơ suy giảm chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và khả năng sinh sản.

 

Cần làm gì để giảm số lần đi tiểu đêm?

    Để giảm được số lần đi tiểu đêm, bệnh nhân nên bắt đầu bằng việc giải quyết những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bệnh nhân nên:

Giải quyết những nguyên nhân không phải bệnh lý

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống: Đi ngủ sớm, hạn chế tối đa uống trà, cafe, vào buổi tối, hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Tinh thần thoải mái giúp giảm số lần đi tiểu vào ban đêm cho bệnh nhân.

Giải quyết những nguyên nhân bệnh lý

  • Điều trị các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, bệnh thận: Với những bệnh lý được coi là mãn tính này, mục tiêu điều trị bệnh là duy trì cho bệnh không nặng hơn, không xảy ra các biến chứng. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời có chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp.
  • Giảm kích thước khối u xơ ở bệnh nhân phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Khi khối u xơ thu nhỏ lại, áp lực lên bàng quang cũng giảm, bệnh nhân sẽ bớt cảm giác buồn tiểu và số lần đi tiểu. Ngoài ra khi điều trị u xơ tuyến tiền liệt, các triệu chứng như tiểu khó, tiểu rắt cũng giảm. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

    Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhưng có thể nói tiểu đêm ở bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu cho độc giả sản phẩm BoniMen giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt, giảm các triệu chứng của bệnh trong đó có tiểu đêm nhiều lần.

 

BoniMen - Giúp số lần đi tiểu đêm ở bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt

    BoniMen là sản phẩm được nhập khẩu từ Canada và Mỹ bởi công ty dược phẩm Botania.

 

Sản phẩm BoniMen

Sản phẩm BoniMen

 

    Sản phẩm chứa các thành phần giúp giảm rõ rệt số lần đi tiểu đêm và các triệu chứng khác nhờ các thành phần:

  • Nhóm thành phần có tác dụng ức chế sự nhân lên của tuyến tiền liệt như: Cây cọ lùn, dầu hạt bí đỏ, vỏ anh đào châu Phi. Nhờ vào nhóm thành phần này mà tuyến tiền liệt thu nhỏ dần lại, không còn chèn ép lên bàng quang, không còn tiểu dắt, giảm số lần đi tiểu cả ngày và đêm cho bệnh nhân.

 

Bệnh nhân giảm hẳn tiểu đêm nhờ các thành phần thảo dược

Bệnh nhân giảm hẳn tiểu đêm nhờ các thành phần thảo dược

 

  • Nhóm thành phần chống viêm đường tiết niệu: Bồ công anh, rễ cây tầm ma. Các thảo dược này giúp lợi tiểu, ức chế vi khuẩn bám dính vào thành niệu đạo gồm uva ursi, cranberry, buchu. Nhờ vào nhóm thành phần này mà bệnh nhân không còn tiểu buốt, tiểu đục, nước tiểu có máu.
  • Nhóm vitamin và nguyên tố vi lượng: Vitamin E, vitamin B6, kẽm, đồng, selen,... Nhóm thành phần này giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, từ đó ngăn chặn sự phát triển của khối u xơ.

    Với BoniMen, bệnh nhân sẽ giảm được số lần đi tiểu, tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu khó sau 2-4 tuần sử dụng sản phẩm. Hơn thế nữa, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm rõ rệt sau 2-3 tháng kiên trì sử dụng. Với BoniMen, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ cải thiện từng ngày.

 

Chia sẻ của bệnh nhân về hiệu quả của BoniMen

    Sau nhiều năm được phân phối trên thị trường, BoniMen đã chiếm được lòng tin yêu của rất nhiều bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt. Dưới đây là những chia sẻ của bệnh nhân về hiệu quả của BoniMen.

 

Bác Quách Hào, 78 tuổi, ở K58/23 Ông Ích Khiêm, P Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng, Điện thoại: 0908.511.661

 

   Bác Quách Hào, 78 tuổi ở Đà Nẵng

Bác Quách Hào, 78 tuổi ở Đà Nẵng

 

    “Thời gian đầu bác cứ nghĩ do căn bệnh tiểu đường nên bác đi tiểu đêm nhiều lần. Nhưng hóa ra không phải, bác bị phì đại tiền liệt tuyến từ lúc nào không hay, lúc biết bị bệnh tuyến tiền liệt của bác đã 50g rồi. Ban ngày cách 1 tiếng bác phải đi tiểu 1 lần, ban đêm thì phải thức dậy đi tiểu 3-4 lần. Có những lúc bác không kịp chạy nên tiểu ướt ra cả quần. Bác đã tìm hiểu rất kỹ về BoniMen trước khi mua về sử dụng với liều 4 viên/ngày. Dùng được 1 tháng thì ban đêm bác chỉ phải dậy đi tiểu 1 lần, tiểu xong lại vào ngủ ngon lành đến sáng. Vui hơn nữa là bác đi tiểu dễ dàng hơn xưa nhiều, dòng nước tiểu mạnh, tiểu hết bãi, khi tiểu không phải đứng rặn nữa. Sau 3 tháng dùng BoniMen bác đi kiểm tra lại thì kích thước tuyến tiền liệt chỉ còn 30g. Bác mừng lắm. Bác cảm ơn công ty Botania và sản phẩm BoniMen rất nhiều.”

 

Chú Nguyễn Đình Vinh, 54 tuổi ở thôn Thạch Hà, xã Eatul, huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk

 

Chú Nguyễn Đình Vinh khỏe hơn nhờ BoniMen

Chú Nguyễn Đình Vinh khỏe hơn nhờ BoniMen

 

    “Thời gian đầu chú chỉ tiểu 1-2 lần mỗi đêm thôi, về sau thì có những đêm chú đi tiểu đến 5-6 lần. Mỗi lần đi tiểu chú phải đứng tầm 10 phút rặn mới xong. Năm 2012 có lần chú suýt thì bị tai biến giữa đêm do thức dậy đi tiểu. Chú không biết mình bị bệnh gì cho đến lúc đi khám thì mới biết tuyến tiền liệt bị phì đại, khối lượng đã lên tới 37g. Sau đó, con chú mang về cho chú 2 lọ BoniMen, dặn là uống liều 4 viên/ngày. Uống hết 2 lọ thì mỗi đêm chú đi tiểu 1 lần thôi, lúc đi thì không phải đứng rặn, đi 1 lần là hết luôn chứ không bị tiểu rắt. Chú mừng quá kiên trì uống liên tục đến 3 tháng rồi đi khám lại thì tuyến tiền liệt chỉ còn 25g, đêm không còn phải đi tiểu nữa. Chú cảm ơn công ty rất nhiều.”

 

Bác Đồng Văn Chè, 74 tuổi, số 4, tổ 9B. p. Đức Xuân, tp Bắc Kạn

 

Bác Đồng Văn Chè, Bắc Kạn chia sẻ về hiệu quả của BoniMen

Bác Đồng Văn Chè, Bắc Kạn chia sẻ về hiệu quả của BoniMen

 

    “Thời điểm phát hiện bị bệnh, tuyến tiền liệt của bác đã nặng 50g rồi. Đêm đến bác phải dậy 4-5 lần để đi tiểu. Đi tiểu thì thấy rất khó chịu vì tiểu không hết, dòng nước tiểu yếu, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Bác sĩ chỉ định cho bác phẫu thuật nhưng tuổi cao sức yếu nên bác không muốn phẫu thuật. May mắn sao bác được biết đến BoniMen nên đã mua về dùng với liều 4 viên/ngày. Sau 2 tháng sử dụng sản phẩm thì bác không còn đi tiểu đêm nữa, bác ngủ ngon giấc 1 mạch từ 10h đêm đến 5h sáng, sáng dậy đi tiểu 1 lần là xong. Uống BoniMen được 3 tháng thì bác đi khám lại, bác rất mừng là tuyến tiền liệt chỉ còn 25g. Bác cảm ơn BoniMen rất nhiều!”

    Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi “Tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?” Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Nếu có thêm thắc mắc nào, mời quý độc giả liên hệ với công ty dược phẩm Botania qua tổng đài 1800 1044.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc